Máy sấy lúa không dùng điện

Từ những bất tiện trong việc sấy lúa tạo tiếng ồn lớn, tro bụi bay, giá điện lại ngày càng tăng cao, anh Nguyễn Hoàng Phi, cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Tân, tỉnh An Giang đã chế tạo thành công và đưa vào ứng dụng máy sấy lúa di động thân thiện với môi trường.

Những phát minh Tiêu biểu năm 2011

Kết thúc năm 2011, tạp chí Khoa học phổ thông (PS) của Mỹ đã bình chọn và công bố danh sách những phát minh tiêu biểu trong năm, trong số này có 10 phát minh nổi bật dưới đây, đã và đang được ứng dụng thành công trong cuộc sống...

Kỹ thuật trồng hoa Trà

Mỗi năm trà đơm hoa một vụ kéo dài tới vài ba tháng. Thâm hồng và phấn hồng lại nở hoa đúng vào dịp Tết nguyên đán. Bạch trà nở trước tết nhưng nếu cây to vẫn còn nhiều hoa chơi Tết, nay ta lại có thể điều khiển được để bạch trà nở rộ hoa đúng Tết..

8 thg 4, 2013

Đã có thuốc có khả năng điều trị cúm gia cầm H7N9


Theo Tân Hoa xã ngày 6/4, Trung Quốc đã phê duyệt thuốc Peramivir, một loại thuốc chống cảm cúm mới được cho là có khả năng điều trị hữu hiệu virus cúm gia cầm H7N9.
Đã có thuốc có khả năng điều trị cúm gia cầm H7N9
Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Trung Quốc cho biết Peramivir là thuốc ức chế neuraminidase mạnh, được dùng dưới dạng tiêm, có khả năng chống virus cúm H7N9.
Cùng ngày, chính quyền thành phố Thượng Hải đã công bố thêm 2 trường hợp mắc cúm H7N9 tại đây.
Những bệnh nhân mới nhất đều cao tuổi (66 tuổi và 74 tuổi), có những biểu hiện bệnh từ cuối tháng 3.
Như vậy, cho đến nay, Trung Quốc đã có tổng số 18 người nhiễm loại biến thể cúm gia cầm mới này.
Trong khi đó, sau thành phố Thượng Hải, thủ phủ Nam Kinh của tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) ngày 6/4 đã ngừng tất cả các hoạt động kinh doanh gia cầm sống trong các khu chợ thành phố. Theo Tân Hoa xã, các quan chức Nam Kinh đã phát hiện có những dấu hiệu của loại virus chết người H7N9 trong một khu chợ.
Hàng Châu, thủ phủ tỉnh Chiết Giang, cũng đã có động thái tương tự nhằm ngăn ngừa nguy cơ dịch.

Dịch cúm mới minh oan cho một nghiên cứu gây tranh cãi


Các nhà khoa học ở thành phố Rotterdam, Hà Lan biết chính xác những điều kiện để một virus cúm gia cầm biến đổi thành chủng có khả năng gây đại dịch ở người vì họ đã tạo ra các virus đột biến như vậy trong phòng thí nghiệm.
Trong khi theo dõi sát sao mọi diễn tiến của dịch cúm H7N9 mới xuất hiện ở người Trung Quốc, các nhà khoa học Hà Lan tuyên bố rằng sự cố đã minh oan cho quyết định tiến hành những thí nghiệm gây tranh cãi về virus đột biến bất chấp không ít sự cực lực phản đối.
Đối với chủng cúm gia cầm mới H7N9, điều thế giới rất cần biết hiện nay là loại virus này có thể lây lan sang người - điều chưa từng thấy trước đây - như thế nào. Và theo Ab Osterhaus - nhà nghiên cứu cúm hàng đầu thế giới giữ vị trí trưởng khoa virus học thuộc Trung tâm Y tế Erasmus (Hà Lan), các nghiên cứu do nhóm của ông và những nhà khoa học khác ở Mỹ đang tiến hành là cách tốt nhất để giải đáp bí ẩn trên.
Công trình khoa học nắm giữ "chìa khóa bí mật" trên có tên gọi là nghiên cứu "tạo lập chức năng" (GOF). Mục đích của nghiên cứu này là nhằm xác định sự kết hợp của những thay đổi di truyền hoặc đột biến nào cho phép một virus ở động vật lây nhiễm sang người.
Một bệnh nhân nghi nhiễm virus cúm H7N9 đang được điều trị tại bệnh  viện ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc ngày 3/4.
Một bệnh nhân nghi nhiễm virus cúm H7N9 đang được điều trị tại bệnh viện ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc ngày 3/4. (Ảnh: Reuters)

Bằng cách tìm ra những đột biến cần thiết, các nhà nghiên cứu và trên hết là cơ quan chức trách y tế sẽ được trang bị tốt hơn để đánh giá việc một virus mới có thể trở nên nguy hiểm như thế nào hoặc nếu nó "tác oai tác quái" thì họ có thể bắt đầu phát triển thuốc, vắc-xin và các biện pháp phòng chống khoa học khác sớm tới mức nào.
Tuy nhiên, công trình nghiên cứu như vậy hiện vẫn gây tranh cãi rất lớn.
Khi hai nhóm nhà khoa học tuyên bố hồi cuối năm 2011 rằng họ đã phát hiện ra cách biến một chủng cúm gia cầm nữa - H5N1 - thành một dạng có thể lây lan từ người sang người, nhiều ý kiến lớn tiếng cảnh báo đến mức Ủy ban Cố vấn khoa học về an ninh sinh học quốc gia Mỹ (NSABB) đã thực hiện một động thái chưa từng có tiền lệ nhằm tìm cách kiểm duyệt việc công bố các nghiên cứu này.
Trong hàng loạt thử nghiệm GOF, các nhà khoa học đã gây ra những đột biến ở virus H5N1, khiến nó có thể dễ dàng lây nhiễm ở động vật có vú nhờ các giọt trong không khí.
NSABB tuyên bố, họ lo ngại công trình do nhóm của ông Ron Fouchier ở phòng thí nghiệm Rotterdam (Hà Lan) và một nhóm thứ hai của Yoshihiro Kawaoka tại Đại học Wisconsin (Mỹ) có thể rơi vào tay kẻ xấu và trở thành công cụ cho bọn khủng bố sinh học. Nói một cách khác, nhà chức trách Mỹ e sợ các nhà khoa học "đang tạo ra một con quái vật" như cách mô tả của chuyên gia virus cúm Wendy Barclay thuộc trường Imperial College London (Anh).
Một cuộc tranh luận nảy lửa nổ ra và các nhà nghiên cứu cúm trên khắp thế giới rốt cuộc đã nhất trí 2 năm trì hoãn tiến hành thêm những thử nghiệm dạng này cho tới khi mọi lo lắng nguôi ngoai. Dẫu vậy, trong suốt thời gian đình hoãn vừa qua, một số nhà khoa học khuyến cáo rằng nghiên cứu như vậy là thiết yếu đối với việc phòng bị cho đại dịch cúm tiếp theo và rằng từ bỏ nó sẽ đẩy thế giới vào thế lâm nguy khi các chủng cúm mới xuất hiện.
Hồi tháng 1 vừa qua, chuyên gia Barclay đã ký tên vào một bức thư ngỏ cùng 39 nhà khoa học khác nhằm kêu gọi chấm dứt thời kỳ đình hoãn nghiên cứu về khả năng truyền nhiễm cúm gia cầm. Ông Barclay nhấn mạnh, các diễn biến hiện nay ở Trung Quốc đã hàm chỉ lí do tại sao.
"Sự xuất hiện của H7N9 chứng tỏ một cách chắc chắn rằng, cúm sẽ xảy ra thường xuyên do nguồn gây bệnh từ động vật. Nó cũng nhấn mạnh một thực tế rằng, đối với mỗi loại virus, chúng ta không biết liệu nó có sẵn khả năng lây lan từ người sang người khi xuất hiện hay không, hay liệu nó có bị vô hiệu hóa vì khi tiếp cận được vật chủ là người thì không thể vượt qua một số rào cản sẵn có hay không", ông Barclay nói.
Trong khi đó, nhà nghiên cứu Osterhaus thú nhận: "Ở thời điểm hiện tại, chúng tôi không biết liệu có nên đưa ra một cảnh báo toàn diện hay nên ngồi lại với nhau và tuyên bố đây chỉ là một vấn đề nhỏ. Để trả lời được câu hỏi này, chúng ta cần biết virus H7N9 cần những gì để sở hữu khả năng lây lan diện rộng".

Bảo tồn gene lúa ở IRRI

Viện Lúa gạo Quốc tế (IRRI) được xây dựng từ những năm 1960 tại vùng Los Banos, Philippines.
Tại IRRI, hiện đang có ngân hàng lúa gạo lưu giữ hàng nghìn gene lúa khác nhau trên khắp thế giới, trong đó có gene lúa Tám Xoan Hải Hậu của Việt Nam.
Đầu tháng 3/2013, phóng viên có dịp tới thăm ngân hàng hạt giống (Seed Bank) và đã thấy được quy mô và sự hoành tráng của ngân hàng này. Theo lời giới thiệu của các nhà khoa học, đây được coi là ngân hàng lưu giữ nhiều gene lúa gạo nhất trên thế giới hiện nay. Các gene lúa gạo này được các nhà khoa học sưu tầm khắp thế giới, trong đó nhiều nhất là ở châu Á, rồi đến châu Phi, châu Mỹ và châu Âu. Số lượng gene cũng khá đa dạng với những gene lúa cổ đã có từ cách đây cả trăm năm.
Một chuyên gia của IRRI giới thiệu về các gene lúa trong Seed Bank.
Một chuyên gia của IRRI giới thiệu về các gene lúa trong Seed Bank.
Ngân hàng được chia làm 2 khu, trong đó một khu lưu giữ gene được 50 năm, một khu lưu giữ được 100 năm. Sở dĩ chia làm 2 khu theo giải thích của các nhà khoa học là do, nếu đầu tư tất cả cho khu lưu giữ gene 100 năm sẽ rất tốn kém, bởi ngoài việc phải duy trì -17 độ C liên tục cho ngân hàng này, còn phải tốn thêm rất nhiều chi phí khác.
Các gene lúa ở khu 50 năm được bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn là -8 độ C. Đối với khu lưu giữ gene 50 năm, thì cứ 5 năm các nhà khoa học mới phải lấy ra để kiểm tra 1 lần, còn khu lưu giữ gene 100 năm, thì tới 10 năm mới phải kiểm tra 1 lần. Kinh phí để đầu tư và duy trì các ngân hàng gene này là không nhỏ, phải mất tới hàng triệu USD mỗi năm.
Đã có lúc, IRRI phải cắt giảm số đầu gene lưu giữ do thiếu kinh phí. Song từ đầu năm 2013, do Chính phủ Mỹ và Philippines đã tăng chi phí tài trợ trở lại cho Viện, nên IRRI đã có thêm kinh phí để tiếp tục duy trì ngân hàng gene lúa quy mô nhất thế giới hiện nay.
Theo Dân Việt

Kỳ dị loài lưỡng cư lấy da mình... cho con ăn

Các nhà côn trùng học của Mỹ và Anh đã phát hiện ra một loài lưỡng cư mới, nuôi con bằng da của bản thân.

Nhìn bề ngoài, loài này trông giống như giun bình thường, sống chủ yếu ở dưới đất. Do sống trong môi trường tối tăm nên các cơ quan thị giác của loài lưỡng cư này hoàn toàn biến mất. Chúng tìm kiếm thức ăn bằng cách ngửi mùi. Điều khác biệt của loài này so với những loài giun vô hại khác là chúng có những chiếc răng vô cùng sắc và một cái miệng rất lớn.
Loài lưỡng cư nuôi con bằng da của mình.
Loài lưỡng cư nuôi con bằng da của mình.
Loài lưỡng cư này sống chủ yếu ở vùng nhiệt đới. Chúng cũng không cần phải sống ở những nơi có nước, chỉ cần đất ẩm là đủ. Chúng đẻ trứng mà không cần đến nước, do chúng tự sản xuất ra một loại chất nhầy để bảo quản trứng. Điều đặc biệt nhất là loài này nuôi dưỡng con mình bằng da của bản thân.
Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng thứ mà giun bao bọc cho trứng không phải là một lớp chất nhầy chứa nhiều dinh dưỡng, mà thực tế là một lớp da của loài này. Những lớp da mới được bóc ra bằng một “máy chà” đặc biệt.
Nhiều nhà khoa học tin rằng hình thức nuôi con kiểu này có ở hầu hết các loài lưỡng cư dạng này, tuy nhiên chúng ta chỉ chưa có cơ hội quan sát được hiện tượng này mà thôi.
Theo Kien Thuc

Chuột cũng biết ho như người

Mặc dù con người có thể chẳng nghe thấy, chuột vẫn ho như bình thường, và phát hiện này hứa hẹn sẽ mở ra hướng nghiên cứu mới chống tình trạng ho ở người.
Loài chuột luôn là sinh vật lí tưởng trong các phòng thí nghiệm, do chúng lớn nhanh, sinh sản nhiều mà lại đủ nhỏ để nuôi trong lồng, cho phép các chuyên gia nghiên cứu nhiều trường hợp cùng lúc.

Chuột là động vật hoàn hảo để thí nghiệm.
Chuột là động vật hoàn hảo để thí nghiệm.
Do vậy, chuột thường được dùng trong các dự án điều chế dược phẩm cho người, chẳng hạn, chuột rúm ró mặt khi đau, cũng giống như con người, và các cuộc thí nghiệm dựa trên phân tích biểu hiện trên mặt của chúng có thể giúp thử nghiệm những loại thuốc giảm đau mới.
Lâu nay, liệu chuột có thể ho hay không luôn là một bí ẩn đối với giới khoa học gia.
Mới đây, các chuyên gia thuộc Đại học Y Quảng Châu tại Trung Quốc đã tiến hành một thí nghiệm nhỏ, theo đó thổi hơi capsaicin, tạo vị cay ở ớt, vào lồng chứa 40 con chuột.
Mỗi con được đặt vào cỗ máy cho phép đo những sự thay đổi về thể tích cơ thể nhằm phát hiện các động tác hít hơi vào và thở ra ở chuột.
Các chuyên gia cũng gắn thêm micro nhỏ xíu với hy vọng có thể ghi lại những âm thanh phát ra dù nhỏ nhất từ đối tượng, theo báo cáo trên chuyên san PLOS ONE.
Sau khi quan sát, nhóm chuyên gia xác định được một số con chuột có biểu hiện ho.
Trước đó, chuột cũng được phát hiện có thể “hát” những giai điệu tần số siêu âm, và cười khi bị nhột.
Theo Vietnamnet

2 thg 3, 2013

7 loài săn mồi ăn thịt rắn độc như... "ăn kẹo"


Nhím với gai đâm lợi hại, lửng mật ong có răng nanh sắc nhọn cùng khả năng "chết đi sống lại", cầy mangut "biết bỏ bùa mê"…là những kẻ săn rắn cực kì thiện nghệ có thể giết chết cả các loài rắn độc kịch độc trong giới tự nhiên.

1. Nhím Hedgehog

Nhím Hedgehog
Ít ai nghĩ một loài động vật chậm chạp như loài nhím Hedgehog lại có thể giết chết một con rắn độc.
Đơn giản vì nó có một loại áo giáp lợi hại nhờ vào chính bộ lông đầy gai nhọn, cộng với khả năng miễn dịch nọc độc của rắn gấp 35-45 lần so với lợn Guinea và chịu được lượng độc asen gấp 25 lần con người.
Nhờ đó Hedgehog có thể tấn công gây thương tích rồi tiếp cận và cắn nát cổ con rắn. Nhưng nếu bị rắn cắn vào mõm, nhím cũng có thể tử vong.

2. Lửng mật ong (Ratel)

Lửng mật ong
Lửng mật ong "khét tiếng" với khả năng giết chết rắn một cách nhanh chóng từ phía sau nhờ vào hàm răng nanh sắc nhọn, nó “ngấu nghiến” một con rắn dài 1,5m chỉ trong 15 phút. Ngoài ra, Ratel còn miễn dịch với nọc độc của rắn hổ mang, một chất độc tấn công vào hệ thần kinh.
Điều kinh ngạc với loài này là nếu bị rắn cắn bất tỉnh, sau 2-3 giờ nó có thể hồi phục và ăn con rắn đã giết chết. Thậm chí nó còn sử dụng lượng độc của con rắn đã ăn để giết chết con rắn khác.

3. Cầy mangut (Mongoose)

Cầy mangut
Loài vật này có thể giết chết một con răn hổ mang chúa dài tới 3 mét nhờ vào khả năng né đòn mổ, quấn của rắn cực kỳ nhanh và cắn tấn công rất chính xác.
Bộ lông dày của nó giúp chống lại chất độc từ rắn gấp 20 lần so với loài chuột. Đặc biệt, trước khi chính thức tấn công, con cầy thường "mê hoặc" con rắn bằng cái nhìn chằm chằm và làm cho rắn trở nên bất động.
Tuy không miễn dịch hoàn toàn với nọc độc nhưng cầy cũng có thể hồi phục trở lại và ăn con rắn như lửng mật ong.

4. Chim Diều (Secretarybird)

Chim diều
Chim Diều còn được gọi là chim diều ăn rắn vì rắn là con mồi ưa thích của chúng. Với lợi thế đôi chân dài, chim Diều thường giết chết rắn bằng cú đá mạnh và chính xác. Nó thường quắp con rắn lên trên không rồi quăng vào đá làm cho rắn chết.

5. Rắn săn…rắn

Rắn săn rắn
Có tới hàng trăm loài rắn lại chuyên đi săn và ăn thịt các loài rắn khác. Đáng kể có rắn Musurana ở Nam Mỹ thường giết rắn độc bằng răng nanh, rắn hổ mang chúa - một loài rắn có nọc độc cực mạnh cũng chuyên săn rắn là những con hổ mang khác và rắn vua ở Bắc Mỹ là một loài rắn cực kì đáng sợ ngay cả khi nó không có nọc độc nhưng con mồi ưa thích lại là rắn chuông độc chết người.

6. Chim đại bàng (Circaetus)

Chim đại bàng
Cũng đáng sợ không kém chim Diều, chim đại bàng là một loài chim ăn thịt. Con mồi yêu thích của nó là rắn và các loài chim khác.

7. Tê tê Armadillos

Tê tê armadillos
Nhờ lợi thế bộ vẩy cứng sắc nhọn, loài tê tê Armadillos hoàn toàn có thể giết chết con rắn bằng cách dùng cạnh vẩy cứng cắt đứt thân con rắn.


Theo Báo Đất Việt

21 thg 11, 2012

Đu đủ chín đỏ nhờ 'tắm' thuốc Trung Quốc


Chỉ cần nhỏ một chút dung dịch Trung Quốc vào phần cuống, chỉ sau 1 ngày quả đu đủ chín vàng, ruột đỏ. Giá bán cũng tăng từ 2.000-3.000 đồng/kg lên 15.000-20.000 đồng.

Theo tìm hiểu của phóng viên, loại thuốc Trung Quốc có khả năng “phù phép” đu đủ xanh thành chính vàng có giá bán 5.000 đồng/1 lọ 5ml. Trên bao bì của hộp thuốc chỉ ghi hạn dùng 2 năm, nhưng không ghi ngày sản xuất; ống thuốc có vài dòng chữ tiếng Trung. Tìm mua loại hóa chất này rất khó, chỉ những chủ buôn hoa quả lớn hoặc dựa vào mối quen mới mua được.

Loại hóa chất Trung Quốc này ban đầu các chủ buôn dùng cho chuối, nhưng giờ được sử dụng cho cả đu đủ vì lãi cao. Những chủ buôn sau khi thu mua đu đủ về sẽ dùng hóa chất nhỏ trực tiếp lên phần cuống của quả, quy trình này được thực hiện một cách khéo léo, bởi nếu nhỏ không đúng phần cuống thì quả sẽ héo quắt hoặc thối nhũn.
Hóa chất Trung Quốc có khả năng “phù phép”.

Do quá trình chín nhanh (1 ngày sau khi dùng hóa chất) nên sau khi được nhỏ thuốc, đu đủ được bọc báo và đặt vào trong thùng xốp dán băng dính lên trên kín mít rồi chở đi tiêu thụ. Các nhà vườn cũng thường sử dụng loại hóa chất này khi gặp mưa bão mà đu đủ chưa đến ngày thu hoạch vẫn còn non để không bị lỗ, nhất là vào các dịp ngày rằm, mùng một.

Lãi “khủng”

Anh Lê Văn Sơn (Tân Châu, tỉnh Hưng Yên - nhà vườn và chuyên buôn đu đủ cung cấp cho Hà Nội) cho biết: “Đu đủ dùng thuốc rấm thì cho quả to, mỡ màng, chín vàng đều, bóng đẹp và vẫn còn cứng, người mua chỉ thích loại này nên bán chạy. Còn loại chín cây thì mã xấu, nẫu, thâm đen, nên ế ẩm. Nắm được tâm lý đó, cứ 29 âm lịch rấm là sáng sớm mùng một có hàng đẹp chở đi Hà Nội bán”.

“Đu đủ hiện nay bày bán có tên là đu đủ gấc, để có được những quả to, đẹp như thế thì trước đấy cũng phải phun nhiều lần các loại thuốc kích thích” - anh Sơn cho biết thêm.
Dùng hóa chất Trung Quốc, đu đủ chín vàng đều, ruột đỏ rất bắt mắt.

Theo những chủ buôn, nhà vườn và người dân ở Khoái Châu (tỉnh Hưng Yên), khi chấm thuốc cho đu đủ phải đeo găng tay caosu, đeo kính, bịt khẩu trang cẩn thận bởi nếu để thuốc dính vào tay sẽ gây ngứa, thậm chí bị nấm. Đu đủ chín do dùng hóa chất khi ăn nhạt thếch, vẫn còn mùi thuốc chứ không ngọt như đu đủ thường. Còn việc có ảnh hưởng đến sức khoẻ hay không thì chưa có cơ quan nào đánh giá.

Có mặt tại khu gầm cầu Long Biên (cách cổng chợ đầu mối rau - củ - quả Long Biên 30m) là nơi chuyên bán mặt hàng đu đủ (từ 4h đến 8h sáng), nhóm phóng viên ghi nhận hàng chục xe tải chở đu đủ đỗ sát nhau, dưới mỗi xe là dân buôn vây quanh chờ lấy hàng. Tại đây, đu đủ của các chủ xe đều dùng hóa chất của Trung Quốc để rấm chín nên quả nào cũng chín vàng đều, bóng mỡ màng và không bị giập nát.
Chị Nguyễn Thị Thành (người chuyên kinh doanh đu đủ và chuối tại phố Ngõ Trạm, quận Hoàn Kiếm) tiết lộ: “Giá đu đủ xanh bán tại vườn thời điểm này là 2.000-3.000 đồng/kg, nhưng sau khi “phù phép” được bán với giá 15.000 -20.000đ/kg. Đúng là “lãi khủng”.

(Theo Lao Động)

5 thg 11, 2012

Bệnh phổ biến trên Gà và cách phòng trị



1.Bệnh Gumboro:

- Dấu hiệu nhận biết bệnh Gumboro:
+ Bệnh xảy ra nhanh, đột ngột, toàn đàn ủ rũ, sốt cao.
+ Bỏ ăn, uống nước nhiều, phân trắng loãng.
+ Gà nhắm nghiền mắt, mỏ cắm xuống đất
+ Cơ ngực, cơ đùi xuất huyết.
+ Túi pha sưng xuất huyết, thận sưng, ngộ độc thận.

- Phòng bệnh: Định kỳ vệ sinh chuồng trại, dùng vaccin theo lịch phòng bệnh.

- Điều trị khi gà mắc Gumboro
 + Bước 1: Giải độc và tăng cường chức năng thận bằng dùng Sun- Detox plus cho uống với liều 50-100 ml/ 200 gà/ ngày, uống liên tục 4-6 ngày để phòng gà chết do ngộ độc thận.
+  Bước 2: Dùng Sun- cảm cúm (hoặc Sun- Paracetamol)  cho uống với liều 1g/ 5 kg TT  để hạ sốt khẩn cấp cho gà.
+ Bước 3: Dùng Sunlytevit C cho uống với liều 2g/5 kg TT để cung cấp điên giải.
+ Bước 4: Dùng Sun- Kháng sinh tổng hợp với liều 1g/5 kg TT để chống nhiễm trùng kế phát
Nếu điều trị bệnh Gumboro theo bốn bước trên sẽ cứu được trên 90 % đàn gà mắc bệnh Gumboro.

2. Bệnh CRD ( bệnh hen, khẹc )

- Nguyên nhân: do Mycoplasma gây ra

- Triệu chứng, bệnh tích: 
+  Khó thở, mệt mỏi, ủ rũ, kém ăn, vảy mỏ, thở có tiếng ran.
+ Khí quản viêm, có bọt khí, túi khi viêm mờ đục.

- Phòng bệnh:
+  Định kỳ vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thông thoáng, mật độ nuôi hợp lý
+  Dùng Sun- Enro 20 hoà nước cho uống để 3- 5 ngày / tháng để phòng bệnh định kỳ.

- Trị bệnh:
+ Bước 1: Vệ sinh, chăm sóc: Đảm bảo chuồng nuôi kho ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.
+ Bước 2:  Dùng thuốc điều trị.
Cách 1: Dùng Sun-Tilmicosin hoà nước cho uống 1g/ 5- 10 kg TT
Cách 2: Dùng Sun-Tylandox ( hoặc Sun- Neodox) hoà nước cho uống 1g/ 5- 8 kg TT
+ Bước 3: Dùng thuốc hỗ trợ hô hấp, tăng sức đề kháng
Dùng Sun- Bromhexine hoà nước cho uống 1g/ 10 kg TT
Dùng Sun- Provit dạng cốm hoà nước cho uống để cung cấp khoáng, vitamin, acid amin, nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi.

3.Bệnh E.coli, thương hàn ở gà, vịt, ngan, cút 
(phân xanh, phân trắng)
- Nguyên nhân : Do vi khuẩn E.coli, Salmonella gây ra.

- Triệu chứng: 
+ Gà tiêu chảy phân xanh, phân trắng, khô chân, xã cánh, gà gày yếu.
+ Gà con lòng đỏ không tiêu, viêm xuất huyết đường tiêu hoá. Trường hợp bị nặng sẽ dẫn đến bị kéo màng phủ lên nội tạng, gà vịt vảy mỏ, có con có biểu hiện thần kinh.

- Phòng bệnh:  Úm gà, vịt đúng phương pháp.

- Trị bệnh:
+ Bước 1: Vệ sinh, chăm sóc: Giữ ấm cho gia cầm giai đoạn úm, chuồng nuôi thông thoáng, sạch sẽ.
 + Bước 2: Dùng thuốc điều trị
 Cách 1: Dùng Sun- Ampicol P hoà nước cho uống 1g/ 5-8 kg TT.
 Cách 2: Dùng Sun- Colimox hoà nuớc cho uống 1 g/ 10 kg TT.
+ Bước 3: Dùng thuốc bổ trợ để tăng sức đề kháng, cung cấp điện giải cho vật nuôi
 Dùng Sun- Men sống Thái Dương hoà nước cho uống 1g/ 5 kg TT
 Dùng Sunlyte vit-C hoà nước cho uống 1g/5 kg TT

4. Bệnh coryza ( bệnh hen sưng phù đầu)

- Nguyên nhân: do vi khuẩn Haemophillus gây ra

- Triệu chứng, bệnh tích: 
+ Chảy dịch mũi, hen, khẹc, thở bằng miệng. 
+ Sưng mặt, phù đầu, phù mắt.
+ Viêm mũi cấp tính, khí quản xung huyết.

- Điều trị:
+ Bước 1: Vệ sinh, chăm sóc
+ Bước 2: Dùng thuốc: dùng Sun- Colimox (hoặc Sun- Ampicol P) hoà nước cho uống 1g/ 10 kg TT
+ Bước 3:
 Dùng Sun- Bromhexine hoà nước cho uống 1g/ 5 kg TT.
 Dùng Sun- Provit hoà nước cho uống 1g/10 kg TT, giúp vật nuôi mau khoẻ, nhanh ăn trở lại, rút ngắn liệu trình điều trị.

5. Bệnh cầu trùng
- Nguyên nhân:
Bệnh do ký sinh trùng gây ra, có nhiều chủng khác nhau. Gà nhiễm bệnh do ăn phải noãn nang cầu trùng từ phân, chất độn chuồng, thức ăn, nước uống.

- Triệu chứng, bệnh tích:
+ Gia cầm bị tiêu chảy phân lẫn máu đỏ tươi hoặc đỏ nâu (phân sáp). Gà có biểu hiện mất nước, lông xơ xác, gầy yếu, thiếu máu.
+ Khi mổ khám thấy máu tụ đầy ở manh tràng, nhiều điểm xuất huyết ở niêm mạc manh tràng. Có trường hợp ruột non trương to chứa đầy dịch lẫn máu, niêm mạc ruột non dày lên và có nhiều điểm xuất huyết hoặc hoại tử.

- Phòng bệnh: Tạo môi trường nuôi luôn khô ráo, định kỳ cho gà uống Sun- Monocox hoặc Sun- Supercox 3-5 ngày/ tháng.

- Trị bệnh:
+ Bước 1:  Vệ sinh, chăm sóc: Thay chất độn chuồng ẩm ướt.
+ Bước 2:  Dùng thuốc
Cách 1: Dùng Sun- Monocox (hoặc Sun- Colicox) hoà nước cho uống 1 g/ 3-5 kg TT dùng liên tục 3 ngày, nghỉ 2 ngày, dùng lặp lại 2 ngày.
Cách 2: Dùng Sun- Totracox (hoặc Sun- Coxi plus) hoà nước uống 1ml/ 3,5 kg TT dùng liên tục 3 ngày.
+ Bước 3: Dùng thuốc bổ trợ
 Dùng Sun- Men sống Thái Dương hoà nước cho uống 1g/ 5 kg TT
 Dùng Sun- Vitasol hoà nước cho uống 1g/10 kg TT
 Dùng Sun- Vit K 10% hoà nước cho uống 1g/10 kg TT






6. Bệnh ký sinh trùng đường máu:

- Nguyên nhân: Nguyên nhân gây bệnh do một loại đơn bào ký sinh sống trong máu gà có tên Leucocytozoon gây ra.. Bệnh lây lan chủ yếu qua con muỗi, bệnh hay xảy ra vào mùa có độ ẩm cao( trước và sau tết âm lịch).

- Triệu chứng, bệnh tích:
 + Gà bệnh sốt từng cơn, yếu, ủ rũ, kém ăn.
 + Gà thiếu máu nặng, mào tích nhợt nhạt
 + Tiêu chảy phân xanh lét.
  + Trường hợp nặng gà chết ộc máu mồm, máu mũi, máu khó đông
 + Mổ khám thấy gan sưng, xuất huyết, tuỵ xuất huyết, cơ ngực cơ đùi xuất huyết.

- Phòng bệnh: Vệ sinh khơi thông cống rãnh, định kỳ phun Sun- Antisep để diệt  muỗi và sát trùng chuồng trại.

- Trị bệnh:
+ Bước 1: Vệ sinh: Định kỳ phun thuốc diệt muỗi và sát trùng chuồng trại SVT- Antisep
+ Bước 2: Dùng thuốc
Cách 1: Dùng Sun- Monocox (hoặc Sun-Colicox) hoà nước cho uống dùng liên tục 3-5 ngày
Cách 2: Dùng Sun- Coxi plus hoà nước cho uống dùng liên tục 3-5 ngày
+ Bước 3: Bổ trợ
Dùng Sun- Paracetamol hoà nuớc cho uống liên tục 3- 5 ngày.
Dùng Sun- Vit K 10% hoà nước cho uống 1g/10 kg TT.

7. Bệnh đầu đen:
- Nguyên nhân: 
+ Do một loại đơn bào có tên khoa học là Histomonas ký sinh ở gan, dạ dày và manh tràng. 
+ Bệnh làm cho gà bị mất một lượng máu lớn nên gà bị khô chân, mào thâm đen nên người ta gọi là bệnh đầu đen.

- Triệu chứng, bệnh tích: 
+ Gà sốt rất cao, rút cổ, mắt nhắm nghiền, xù lông, run rẩy. 
+ Gà giảm ăn, uống nhiều nước, tiêu chảy phân loãng vàng trắng hoặc vàng xanh. Khi sắp chết gà bỏ ăn, mào thâm tím.
+ Gà chết rải rác, mức độ chết không ồ ạt nhưng kéo dài, tỉ lệ chết lên tới 80-90%.
+ Gan sưng to, bị viêm xuất huyết hoại tử.
+ Manh tràng bị viêm, dày lên, gấp nếp, bên trong chứa nhiều máu nhớt.

- Trị bệnh:
+ Bước 1: Vệ sinh: định kỳ vệ sinh chuồng trại, vườn nuôi.
+ Bước 2: Dùng thuốc
Cách 1: Dùng Sun- Monocox (hoặc Sun- Colicox ) cho uống với liều 1g/ 3-5 kg TT liên tục 3-5 ngày.
        Dùng Sun- Neodox cho uống với liều 1g/5 kg TT liên tục 3-5 ngày.
Cách 2: Dùng Sun- Coxi plus cho uống liên tục 3-5 ngày.
        Dùng Sun- Tylandox cho uống liên tục 3-5 ngày.
+ Bước 3: Bổ trợ:
       Dùng Sun- Paracetamol hoà nuớc cho uống liên tục 3- 5 ngày.
       Dùng Sun- Vit K 10% hoà nước cho uống 1g/10 kg TT.
       Dùng Sun- Detox plus 3 ml/ lít nước cho uống 5 ngày để giải độc gan.