5 thg 11, 2012

Bệnh phổ biến trên lợn và cách phòng trị hiệu quả

1. Bệnh tai xanh ( bệnh sốt đỏ - PRRS)

- Những dấu hiệu nhận biết và chẩn đoán phân biệt:
+ Bệnh do virut gây ra.
+ Heo sốt rất cao, mệt mỏi, suy kiệt.
+ Bỏ ăn hoặc kém ăn, khó thở.
+ Đỏ niêm mạc mắt, đỏ toàn thân.
+ Lây lan nhanh trong đàn và toàn khu vực.
+ Heo nái sảy thai, chết thai, giảm tiết sữa.
+ Heo con tiêu chảy hoặc viêm phổi, có trường hợp co giật.
+ Heo thường mắc bệnh kế phát trước khi chết.
+ Heo con theo mẹ bị bệnh khó chữa
+ Heo lớn, heo nái biết cách can thiệp tỷ lệ khỏi cao.

- Phòng bệnh
+ Tiêm vacin hiệu quả không cao vì có nhiều chủng virut gây bệnh.
+ Cách tốt nhất là vệ sinh phòng bệnh bằng cách định kỳ phun thuốc sát trùng Sun- Iodine: 1-2 lần/tuần. Kết hợp với trộn kháng sinh Sun- Tilmimix vào thức ăn để kiểm soát bệnh suyễn tốt, hạn chế khả năng lây nhiễm bệnh tai xanh của heo.

-Trị bệnh:
+ Bệnh do virut không có kháng sinh nào đặc trị. Tuy nhiên nếu nâng cao sức đề kháng, chống nhiễm trùng kế phát  và đặc biệt hạ sốt tốt (tránh để heo sốt cao liên tục dẫn đến suy kiệt và chết) thì hiệu quả điều trị bệnh tai xanh rất cao.

* Nếu thấy heo sốt cao, đỏ toàn thân, bỏ ăn, khó thở và không ho thì dùng các thuốc sau:
Cách 1: 
+ Dùng ngay Sun- Analgin C hỗn dịch (hoặc SVT-Ketofen) tiêm bắp 1ml/ 5-7 kg TT để hạ sốt kịp thời và có tác dụng hạ sốt kéo dài, chống tai biến, kiệt sức khi heo sốt cao.
+ Dùng Sun- Tosal tiêm bắp 1ml/ 5-10 kg TT để trợ sức, trợ lực và nâng cao sức đề kháng cho heo.
+ Dùng Sun- Amox 15% LA tiêm bắp với liều 1ml/10kg TT để chống nhiễm trùng kế phát (không nên tiêm quá 3 lần để tránh tác dụng phụ của kháng sinh gây mệt mỏi cho heo).
+ Dùng Sun- Gluco K.C hoà vào nước cho heo uống hoặc trộn thức ăn.
* Nếu thấy heo sốt cao, đỏ toàn thân, bỏ ăn, khó thở và ho nhiều thì điều trị như sau:
Cách 2:
+ Dùng ngay Sun- Analgin C hỗn dịch (hoặc SVT-Ketofen)  tiêm bắp 1ml/ 5-7 kg TT để hạ sốt kịp thời và có tác dụng hạ sốt kéo dài, chống tai biến, kiệt sức khi heo sốt cao.
+ Dùng Sun-Tosal tiêm bắp 1ml/ 5-10 kg TT để trợ sức, trợ lực và nâng cao sức đề kháng cho heo.
+ Dùng Sun- Flodoxy ( hoặc Sun- Tylan 20) tiêm bắp với liều 1ml/10kg TT để chống nhiễm trùng kế phát( không nên tiêm quá 3 lần để tránh tác dụng phụ của kháng sinh gây mệt mỏi cho heo).
+ Dùng Sun- Gluco K.C hoà vào nước cho heo uống hoặc trộn thức ăn.





2. Bệnh Suyễn
-  Nguyên nhân: do vi khuẩn Mycoplasma gây ra.

- Triệu chứng, bệnh tích:
+ Lợn có biểu hiện ho nhiều, ho khan, ho dai dẳng kéo dài trong nhiều tuần, lợn khó thở, thường ngồi như chó để thở, ho.
+ Viêm phổi thuỳ, phổi bị gan hoá, nhục hoá, hai lá phổi viêm đối xứng.

- Phòng bệnh : Dùng Sun- Tilmimix trộn vào thức ăn 3- 5 ngày/ tháng để phòng bệnh hen suyễn và tiêu chảy trên lợn.

-  Trị bệnh :
+ Bước 1: Vệ sinh, chăm sóc: Luôn tạo môi trường nuôi ấm áp vào mùa đông, thoáng mát vào mùa hè, mật độ nuôi hợp lý.
+ Bước 2: Dùng thuốc điều trị nguyên nhân
 Cách 1: Dùng Sun- Tylan 20, tiêm bắp với liều 1ml/10kg TT.
 Cách 2: Dùng Sun- Flodoxy tiêm bắp 1ml/ 10 kg TT , ngày đầu tiên nên dùng liều gấp đôi chia làm 2 lần sáng và chiều.
+ Bước 3: Dùng thuốc bổ trợ để hỗ trợ hô hấp, nâng cao sức đề kháng
Dùng Sun-Tosal với liều 1ml/ 10 kg TT
Dùng Sun- Thiophylin tiêm bắp 1ml/ 8 kg TT hoặc Sun- Bromhexine trộn thức ăn.














3. Bệnh E.coli sưng phù đầu
- Nguyên nhân: Do vi khuẩn E.coli gây ra. Bệnh xảy ra ở lợn con giai đoạn sau cai sữa. Bệnh tập trung ở các con to, con đầu đàn, ăn nhiều.

- Triệu chứng:
Lợn kêu khan tiếng, phù đầu, phù mặt, phù mí mắt. Nặng hơn lợn có biểu hiện thần kinh, hoảng loạn, đi không vững.

- Phòng bệnh:
+ Giai đoạn cai sữa cho lợn con ăn hạn chế 2-3 ngày.
+ Trộn Sun- Lacid hoặc Sun- Vita grow vào thức ăn tập ăn để hỗ trợ tiêu hoá.
+ Tiêm Sun- Ampicoli 1ml / con khi cai sữa.

- Trị bệnh:
+ Bước 1: Vệ sinh, chăm sóc: Lưu ý không cho lợn ăn hai ngày đầu, chỉ cho uống nước có đường gluco và điện giải.
+ Bước 2: Dùng thuốc điều trị
Cách 1: Dùng Sun- Ampicoli dạng sữa, tác dụng kéo dài, tiêm bắp 1ml/10 kg TT.
Cách 2: Dùng Sun- Enroject tiêm bắp 1ml/15 kg TT.
+ Bước 3: Bổ trợ
Nếu lợn có biểu hiện thần kinh dùng Sun- Analgin C ject hỗn dịch để an thần.

4. Bệnh phó thương hàn
- Nguyên nhân: Do vi khuẩn Salmonella gây ra. Bệnh phổ biến ở lợn giai đoạn sau cai sữa.

- Triệu chứng , bệnh tích:
+ Lợn có biểu hiện sốt cao, bỏ ăn, thở khó, tiêu chảy phân vàng lỏng. Lợn gần chết hoặc sau khi chết bị tím ở da tai, chân, mõm.
+ Lách sưng to, dễ vỡ vụn, ứ máu, dạ dày và ruột xuất huyết.

- Phòng bệnh:
Định kỳ vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, tiêm vaccin phó thương hàn lúc lợn 21 ngày tuổi.

- Trị bệnh:
+ Cách 1: Dùng Sun- Flodoxy tiêm bắp 1ml/10 kg thể trọng
+ Cách 2: Dùng SVT- Fluject tiêm bắp 1 ml/ 7 kg TT


 5. Bệnh viêm màng phổi ( viêm phổi dính sườn- A
- Nguyên nhân: Actinobacillus Pleuropneumoniae (APP)
- Triệu chứng, bệnh tích :
+ Lợn sốt cao, ăn ít, ho, thở nhanh, thở thể bụng, da xanh tím. Trường hợp cấp tính lợn chảy máu mồm, máu mũi, nôn, chết nhanh sau 12- 24 h.
+ Phổi viêm dính màng phổi với xương sườn.
- Điều trị:
+ Bước 1: Vệ sinh, chăm sóc: Luôn tạo môi trường nuôi ấm áp vào mùa đông, thoáng mát vào mùa hè, mật độ nuôi hợp lý.
+ Bước 2: Dùng thuốc điều trị
Dùng Sun- Ceftio (hoặc Sun- Tylan 20 hỗn dịch) tiêm bắp với liều 1ml / 10- 15 kg TT
+ Bước 3:  Dùng thuốc bổ trợ để hỗ trợ hô hấp, nâng cao sức đề kháng
Dùng Sun-Tosal với liều 1ml/ 10 kg TT
Dùng Sun- Thiophylin tiêm bắp 1ml/ 8 kg TT  hoặc Sun- Bromhexine trộn thức ăn.
6. Bệnh E.coli tiêu chảy ( tiêu chảy phân trắng, phân vàng, phân xám )
 - Nguyên nhân: Bệnh do vi khuẩn E.coli gây ra, vi khuẩn luôn hiện diện trong ruột của động vật, chúng gây bệnh khi lợn bị stress hoặc điều kiện chuồng trại ô nhiễm quá nặng.

- Triệu chứng:
+ Phân lỏng như nước, có bọt màu trắng hoặc vàng, phân xám, có mùi hôi khó chịu.
+ Một số trường hợp bị nôn, bụng thóp lại, mắt lõm sâu, da tím tái. Lợn bị mất nước nhanh, lông xù, bẩn, suy yếu trầm trọng, bỏ bú và có thể chết.

- Trị bệnh:
+ Bước 1: Vệ sinh, chăm sóc: Luôn tạo môi trường nuôi ấm áp, khô ráo.
+ Bước 2: Dùng thuốc điều trị
Cách 1: Dùng Sun- Coxi plus nhỏ miệng 1-2 ml/ con
Cách 2: Dùng Sun- Ampicoli (hoặc SVT- Fluject)  tác dụng kéo dài, tiêm bắp 1ml/10 kg TT
+ Bước 3 : Bổ xung điện giải, men tiêu hoá
Dùng Sunlyte vit-CSun- Men sống Thái Dương hoà nước cho uống.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết! Nếu có thắc mắc, nhận xét, phản hồi các bạn vui lòng nhận xét

:) :( :)) :(( =))