3 thg 9, 2011
KỸ THUẬT THÂM CANH LÚA TỪ GIAI ĐOẠN ĐẺ NHÁNH ĐẾN KHI THU HOẠCH
Lúa là cây ưa ánh sáng trực xạ, do vậy bà con cần đảm bảo ánh sáng cần thiết giúp cho cây có đủ ánh sáng sinh trưởng và phát triển tổng hợp các chất diệp lục.
Ngoài ra, cân phải bón đầy đủ cân đối lượng phân cần thiết cho cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt. Cụ thể tổng lượng phân bón cho lúa trong 1 sào ruộng từ khi cấy đến khi thu hoạch là:
- Phân chuồng: 400 – 500 Kg (Bón lót toàn bộ)
- Supe Lân: 20 – 25 Kg (bón lót toàn bộ)
- Đạm Ure: 7 – 8 Kg
- Kali Clorua: 7 – 8 Kg
I. Giai đoạn lúa đẻ nhánh.
Đây là giai đoạn quan trọng cây lúa có thể đẻ nhiều hay ít nhánh hữu hiệu phụ thuộc vào cách chăm sóc. Do vậy, cần bón đầy đủ lượng phân cần thiết giúp cho cây đẻ nhánh hữ hiệu (nhánh cho bông sau này)
- Bón thúc lần 1 cho lúa ta sử dụng 50% lượng đạm (để cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho lúa đẻ nhanh đẻ khỏe), 20% Kali (có tác dụng làm cho cây lúa cứng cây và tăng cường hấp thụ đạm).
- Điều tiết lượng nước trong ruộng thích hợp từ 2 - 3 cm (độ ẩm cần thiết cho lúa ở giai đoan này là từ 90% đến bão hòa)
- Làm cỏ sục bùn để tiêu diệt cỏ dại, tăng oxi và phòng tránh bệnh sinh lý nghẹt cổ ở rễ ở lúa.
- Kết hợp tỉa từ chỗ dày sang chỗ thưa đảm bảo mật độ thích hợp (từ 45 – 50 cây/m2 đối với lúa lai)
- Cuối giai đoạn này để hạn chế lúa đẻ nhánh vô hiệu bà con có thể áp dụng 2 biện pháp kỹ thuật trên đồng ruộng như sau:
+ Đối với các ruộng có điều kiện dâng nước thì dâng nước trong ruộng lên 7-10 cm trong vòng 7-10 ngày sau đó tháo nước đảm bảo từ 2-3 cm
+ Nếu thiếu nguồn nước bà con có thể tháo cạn để trong vòng 7-10 ngày sau đó tháo nước vào ruộng từ 2-3 cm
- Do thời tiết năm nay tương đối lạnh do vậy tính đến thời diểm hiện nay chưa có sâu bệnh hại nhưng bà con cần thường xuyên thăm đồng để kịp thời phát hiện sớm những triệu chứng sâu bệnh hại để kịp thời có những biện pháp khắc phục.
II. Giai đoạn tượng phối sơ khởi
Sau khi kết thúc giai đoạn đẻ nhánh là giai đoạn tượng phối sơ khởi. (giai đoạn này kéo dài khoảng 1 tháng). Giai đoạn này các yếu tố cần thiết nhất vẫn là dinh dưỡng, trong giai đoạn này cây lúa cần nhiều lượng Kali hơn lượng Đạm (Kali có tác dụng phân hóa đòng, hình thành hoa, hình thành hạt, chiều dài bông, hình thành nhánh gié). Lượng Kali yêu cầu cao khoảng 50%, lượng đạm yêu cầu khoảng 20%. Lượng đạm này bón căn cứ theo điều kiện của từng ruộng, ta có thể căn cứ theo bảng so màu lá lúa để có thể biết lượng đạm cần thiết.
Nhiệt độ thích hợp giai đoạn này cho cây lúa sinh trưởng và phát triển là từ 25-30oC độ. Ẩm độ từ 90% đến bão hòa (lượng nước từ 2-3 cm).
III. Giai đoạn ôm đòng
Là giai đoạn lúa chuẩn bị trỗ nhưng bông lúa chưa thoát khỏi bẹ lá đòng, giai đoạn này cây lúa chủ yếu hưởng dinh dưỡng từ các giai đoạn trước, ta chủ yếu bổ sung các loại phân bón lá (bởi giai đoạn này bộ rễ của lúa kém phát triển do vậy sử dụng các loại phân bón lá giúp cây phát triển nhanh hơn như NH, KH, phân bón lá đầu trâu) hoặc các loại phân bón có tác dụng kích thích hoa trái sau này, nếu ta bón theo quy trình từ đầu đến cuối thì giai đoạn này ta hầu như không phải bón phân, chỉ những ruộng đất xấu hoặc ta chưa bón đủ chất dinh dưỡng thì bổ sung thêm nhưng với lượng rất là ít.
Lượng nước ở giai đoạn này cũng rất quan trọng, lượng nước yêu cầu 90% đến bão hòa như các giai đoạn trước
IV. Giai đoạn lúa trỗ bông phơi cờ
Giai đoạn này dinh dưỡng yêu cầu cũng như giai đoạn lúa ôm đòng vì dinh dưỡng chủ yếu hưởng từ các giai đoạn trước
V. Giai đoạn ngậm sữa, chắt xanh, chín
Trong giai đoạn này khi lúa bắt đầu vàng đuôi có thể tháo cạn nước
Bài viết liên quan
Kỹ thuật để lúa tái sinh
01/10/2011 - 0 Nhận xétSử dụng thiên địch (dùng sâu trị sâu)
03/09/2011 - 0 Nhận xétGieo cấy lúa hàng rộng, hàng hẹp
03/09/2011 - 0 Nhận xétKỹ thuật gieo mạ phủ nilon
06/02/2011 - 0 Nhận xétKỹ thuật phòng trừ rầy nâu hiệu quả
30/01/2012 - 0 Nhận xétCấy Lúa ở độ sâu thích hợp
15/01/2012 - 0 Nhận xét
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết! Nếu có thắc mắc, nhận xét, phản hồi các bạn vui lòng nhận xét