28 thg 9, 2011

Những Cây cảnh cực độc



Nhiều người nghĩ cây cảnh không có độc nhưng gần đây, các nhà nghiên cứu thực vật đã khám phá ra nhiều loài được trồng phổ biến rộng rãi ở Việt Nam chứa độc tính cao.

Theo đó, có những cây khi tiếp xúc với lượng nhựa lớn, nuốt phải lá hay thân mới gây ngộ độc; nhưng cũng có loại cây chỉ ngửi hương thơm của hoa, hay chạm vào lá... đã đủ gây ra các phản ứng buồn nôn, chóng mặt, nhức đầu, viêm da…
1. Lô hội
Lô hội (còn gọi là Nha đam, Long tu) là một loài cây thuộc chi lô hội, có tên khoa học là Aloe vera, thuộc họ hành tỏi. Theo nghĩa Hán, lô có nghĩa là đen, hội là hội tụ, đọng lại, ý chỉ nhựa cây lô hội khi cô lại có màu đen, có thể đóng thành bánh.

Do lô hội chịu hạn hán và khô nóng rất giỏi, chúng được trồng rải rác khắp nơi để làm thuốc hoặc cây cảnh; song mọc nhiều ở các vùng Phan Thiết, Phan Rang, Phan Rí thuộc các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận. Thân cây có thể hóa gỗ, phần trên lá tập trung thành hình hoa thị. Khi ra hoa thì trục hoa nhô lên ở giữa bó lá. Lá có hình mũi mác dày, mọng nước. Trong lá có chứa nhiều chất nhầy vì thế có thể giữ nhiều nước làm cho cây thích ứng được với loại đất trồng khô cằn.

Theo truyền thuyết Ai Cập, nữ hoàng Cléopâtre đã sử dụng lô hội để tạo ra một làn da mịn màng, tươi tắn. Còn đại đế Hy Lạp Alexandros đã dùng nha đam để chữa vết thương cho binh lính của mình trong những cuộc viễn chinh. Và cho đến hôm nay, con người cũng chứng minh và khẳng định được vai trò của cây lô hội trong cuộc sống đời thường. Cụ thể, lô hội là một vị thuốc rất thông dụng trong dân gian với nhiều công dụng hữu ích không chỉ đối với sức khỏe, mà có tác dụng làm đẹp. Hoạt chất chủ yếu của cây bao gồm nhiều antraglucosid dưới dạng tinh thể. Ngoài ra, các nhà khoa học còn tìm thấy trong lô hội có chứa một ít tinh dầu màu vàng…

Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của giáo sư Đỗ Tất Lợi, lô hội là một vị thuốc bổ (liều nhỏ từ 0,05 – 0,1gr) giúp tiêu hóa vì nó kích thích nhẹ niêm mạc ruột và không cho cặn bã ở lâu trong ruột. Với liều cao, nó là một vị thuốc tẩy mạnh, nhưng tác dụng chậm và có thể gây xung huyết ở các cơ quan bụng, nhất là ở ruột già. Với liều dùng 0,08gr bột, lô hội sẽ trị được táo bón, vàng da, yếu gan, v.v…
Từ điển Bách khoa dược học cũng cho biết, dùng với liều từ 20 – 50mg bột nhựa khô của lô hội (tương đương 1 – 2 lá tươi) giúp ăn ngon, kiện tỳ vị, nhuận gan, lợi mật. Liều từ 50 – 100 mg giúp nhuận tràng, tẩy xổ nhẹ.
Tuy nhiên, Đông y xếp lô hội vào loại thuốc tẩy xổ và trục thủy. Những người bị bệnh tim được khuyến cáo tránh dùng, vì có nguy cơ gây loạn nhịp tim và không được sử dụng cho trẻ em. Ngoài ra, nhựa lô hội nếu dùng liều cao có thể gây ngộ độc, xuất huyết đường tiêu hóa… Với phụ nữ có thai, nếu sử dụng quá liều có thể gây sẩy thai.


2. Vạn niên thanh


Vạn niên thanh (còn có tên gọi Ngưu vĩ thất, Xung thiên thất, Khai khẩu kiểm, Thanh ngư đảm, Thanh long đảm...) có tên khoa học Rohdea japonica Rosh, thuộc họ hành tỏi.


Thuộc loại cây cảnh, Vạn niên thanh có màu sắc và hình dáng thanh nhã, dễ trồng, sống được trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, không cần nhiều ánh sáng và nước, đỡ tốn công chăm sóc, giá lại rẻ nên được ưu ái trồng rộng rãi ở trong nhà, ngoài sân hay trong phòng làm việc, đặc biệt ở Việt Nam.
Vạn niên thanh còn có tên gọi Ngưu vĩ thất, Xung thiên thất...
Vạn niên thanh là có rễ mập, ngắn, có đốt, trên đốt có nhiều rễ con, có lông trắng. Lá mọc từ rễ dây, đầu nhọn, dài 10 - 25 cm, rộng 3 - 6 mm, mép nguyên, mặt trên xanh lục, mặt dưới lục nhạt. Hoa mọc thành bông màu xanh nhạt, quả mọng hình cầu màu quả quất, có một hạt. Dùng rễ, thân cây làm thuốc, hái về cắt bỏ lá, rễ con, rửa sạch, phơi khô hoặc dùng tươi. Trong lá, rễ, hạt có hoạt chất làm mạnh tim là Rhodexin A, B, C, D, Rhodeniro… Tác dụng thanh nhiệt giải độc, cường tim lợi thuỷ, cầm máu. Trị đau họng, tim yếu, rắn cắn, bị đánh đập, bổ té tổn thương, bạch hầu, bỏng nước sôi, thuỷ thũng, đinh nhọt, ho hen do suy nhược, nóng sốt. Dùng ngoài giã nhỏ đắp tại chỗ, nấu nước xông rửa hoặc nhét vào mũi.


Độc tính của cây chủ yếu là do tinh thể calcium oxalate trong tế bào cây và các enzyme phân giải protein trong các tế bào tạo tinh thể. Nếu vô tình nhai phải lá cây, những tinh thể calcium oxalate có thể gây ra cảm giác ngứa, đau rát, phù trong miệng và đường tiêu hóa, sùi bọt mép, nôn mửa... Trong một số trường hợp, việc tiếp xúc với lá cây cũng có thể gây ra các triệu chứng này nhưng rất hiếm, chủ yếu chỉ là viêm da nhẹ. Đa số trường hợp bị ngộ độc là trẻ nhỏ hoặc thú nuôi. Tuy nhiên, các triệu chứng này thường nhẹ và có thể chữa trị bằng thuốc giảm đau, thuốc kháng Histamine hay than hoạt tính. Người bị dính độc của cây này không đến mức phải súc rửa đường tiêu hóa như các loại ngộ độc khác và có thể tự khỏi mà không cần chữa trị đặc biệt nào.
Y học hiện nay chỉ mới ghi nhận một ca ngộ độc vạn niên thanh phải can thiệp bằng phẫu thuật vào năm 2005. Đó là trường hợp một bé gái 12 tuổi ở Cộng hòa Czech nuốt phải lá Vạn niên thanh và bị thủng động mạch chủ thực quản, gây xuất huyết ồ ạt.


3. Ngô Đồng


Ngô đồng (còn gọi Ngô đồng cây dầu lai có củ, Sen lục bình) có tên khoa học Jatropha podagrica, thuộc họ thầu dầu. Cây có gốc phình to như cái lọ, xù xì, mập, phân nhánh ít. Lá có cuống đính gần gốc, màu xanh bóng, nhẵn, đẹp; chia thành thuỳ (3 - 5 thuỳ to) và những phiến hẹp như kim. Cuống chung dài, mập, màu xanh xám, thẳng. Cụm hoa to, đỏ như cụm hoa của cây san hô. Hoa có 5 cánh dài 7 - 8mm, màu đỏ tươi. Bầu hình trái xoan, nhẵn, màu xanh bóng. Quả nang thường nổ mạnh tung hạt đi khắp nơi.
Ngô đồng còn gọi Ngô đồng cây dầu lai có củ, Sen lục bình.
Cây có nguồn gốc ở Trung và Nam Mỹ. Ở Việt Nam, ngô đồng rất được ưa chuộng, trồng bằng hạt, phổ biến từ đồng bằng đến miền núi.
Vỏ Ngô đồng dùng làm thuốc tẩy, trị táo bón, gây nôn, lợi sữa. Lá dùng trị ghẻ lở. Trong dân gian, người ta dùng cuống lá dầm nát, đặt rịt chữa sa tử cung và dùng cuống lá, thân cây, giã ra chế nước sôi uống trị ho ra máu, khạc ra máu. Cây có tác dụng mạnh đến các mô bị viêm nhiễm khi các mô này có nguy cơ làm mủ như: nhọt độc, viêm cơ, viêm hạch, viêm tuyến mang tai.


Tuy nhiên, toàn thân cây, đặc biệt là củ và hạt có chứa chất độc curcin gây chóng mặt và buồn nôn nếu ăn phải.


Vào tháng 4/2010, 9 học sinh của trường THCS Liên Minh (Hà Tỉnh) đã phải điều trị ở Bệnh viện đa khoa huyện Đức Thọ vì bị ngộ độc với những triệu chứng như đau đầu, choáng, nôn mửa… do ăn quả ngô đồng.


4. Xương rồng Bát tiên


Có thể nói, xương rồng Bát tiên đã đáp ứng được nhu cầu chơi hoa kiểng ở TP HCM nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Đây là loại cây có tên khoa học Euphorbia milii splendens, thuộc họ cây thầu dầu; có rất nhiều ưu điểm, rất dễ trồng, dễ nhân giống, đặc biệt có hoa quanh năm, hoa rất lâu tàn, màu sắc rất đẹp, rất phong phú từ màu vàng, đỏ, xanh, tím, đốm, viền và sọc.
Xương rồng Bát tiên có tên khoa học Euphorbia milii splendens.

Xương rồng Bát tiên là cây ưa ánh sáng, nếu trồng ở nơi có ánh sáng trực tiếp chiếu vào càng nhiều thì cây phát triển tốt, hoa nỡ đều đặn, nắng ít hơn thì lá phát triển tốt hơn và ít hoa hơn. Nếu cây được trồng trong chậu, hay bồn hoa thì dễ chăm sóc hơn khi trồng dưới đất do lượng nước dư khó điều chỉnh và cây dễ bị úng vào mùa mưa. Những cánh hoa mang màu sắc thường gặp thực chất là những lá hoa (một dạng đặc biệt của lá bắc). Trên mỗi “hoa” có nhiều hoa đực và 1 hoa cái. Việc biết cấu to hoa để giúp người trồng có kiến thức chính xác trong việc lai tạo ra giống hoa xương rồng mới.

Theo các nhà thực vật học, nhựa của cây xương rồng Bát tiên gây bỏng rát da khi tiếp xúc.


5. Thông thiên


Cây thông thiên (còn gọi là Hoàng giáp trúc đào), có tên khoa học Thevetia peruviana Pers, thuộc họ trúc đào. Toàn cây có nhựa mủ trắng. Cành dài mềm, màu trắng xám mang nhiều vết sẹo do lá rụng để lại. Lá nguyên hình mác hẹp, mọc so le. Hoa màu vàng tươi có 5 cánh tràng lớn xếp vặn đều, dính liền nhau thành ống ngắn ở dưới, trên xòe hình phễu.


Hoa thông thiên nở từ tháng 5 đến tháng 12 hàng năm. Trái thông thiên có dạng hình thoi, hơi chia thành 4 múi, màu xanh. Cây thông thiên có nguồn gốc vùng nhiệt đới châu Mỹ; hện nay được trồng ở nhiều nước trên thế giới. Ở nước ta, cây được trồng làm cảnh khắp nơi.
Thông thiên còn gọi là Hoàng giáp trúc đào.

Thông thiên là một trong những loài thực vật có độc tính cao nhất - thevetin và neriin - là các glucozides tim mạch có tác động đặc biệt đối với tim, đã được dùng làm thuốc chữa suy tim với liều rất thận trọng. Thành phần độc này có mặt trong toàn cây lá, hoa, trái đặc biệt ở hạt gây ngộ độc chết người nếu ăn phải. Có nơi người ta dùng hạt thông thiên giã nát, chế biến làm thuốc trừ sâu.

Về triệu chứng ngộ độc, ăn phải hạt thông thiên có thể gây ra triệu chứng đường ruột và đặc biệt nguy hiểm trên hệ tim mạch. Các triệu chứng tiêu hoá xuất hiện sau khi ăn 10 – 15 phút, gồm buồn nôn, đau bụng, nôn mửa dữ dội, tiêu chảy gây mất nước sau đó mệt lả, nhức đầu, lơ mơ, lú lẫn. Hệ tim mạch thường bị ảnh hưởng gây rối loạn nhịp tim nghiêm trọng, đầu tiên nhanh nhịp tim sau đó nhịp chậm lại, không đều, diễn tiến rung thất, trụy tim mạch, không đo được huyết áp, tử vong nhanh nếu không xử trí  kịp thời. Ngộ độc do cây thông thiên cũng gây triệu chứng nổi hồng ban, nổi mề đay do viêm da

6. Trúc Đào

Trúc đào (danh pháp khoa học: Nerium oleander), là một loài cây bụi hay cây gỗ nhỏ, thường xanh trong họ La bố ma (Apocynaceae). Nó là loài duy nhất hiện tại được phân loại trong chi Nerium. Thành phố cổ Volubilis tại Bắc Phi lấy tên gọi theo tên gọi trong tiếng Latinh cổ cho loài cây này. Người Trung Quốc gọi nó là 夹竹桃 (giáp trúc đào).

Bụi cây trúc đào tại Morocco
Nó là loài cây bản địa của một khu vực rộng từMorocco và Bồ Đào Nha kéo dài về phía đông tới khu vực Địa Trung Hải và miền nam châu Á (Quần thực vật châu ÂuQuần thực vật Trung Hoa; Huxley và những người khác, 1992; www.inchem.org). Thông thường loài cây này mọc xung quanh các lòng suối khô. Nó cao tới 2-6 m, với các cành mọc gần như thẳng. Các lá mọc thành cặp hay trong các vòng xoắn gồm ba lá, các lá dầy và bóng như da, màu lục sẫm, hình mũi mác hẹp, dài khoảng 5-21 cm và rộng 1-3,5 cm, các mép lá nhẵn. Hoa mọc thành cụm ở đầu mỗi cành; màu trắng, vàng hay hồng (tùy theo giống), đường kính 2,5-5 cm, tràng hoa 5 thùy với tua bao quanh ống tràng trung tâm của tràng hoa. Thông thường (nhưng không phải luôn luôn) thì hoa trúc đào có hương thơm. Quả là loại quả nang dài nhưng hẹp, kích thước dài 5-23 cm, nứt ra khi chín để giải phóng các hạt nhỏ phủ đầy lông tơ.

Độc tính


Giống trúc đào hoa kép
Trúc đào là một trong những loài thực vật có độc tính cao nhất và chứa nhiều hợp chất có độc, nhiều hợp chất trong số này có thể gây tử vong ở người, đặc biệt là trẻ em. Độc tính của trúc đào được coi là cực kỳ cao và đã có nhiều thông báo cho thấy trong một số trường hợp chỉ cần một lượng nhỏ cũng đã đủ gây hậu quả tử vong hay cận kề tử vong (Goetz 1998). Đáng kể nhất trong số các chất độc này là oleandrin và neriin, đều là các glicozit tim mạch (Goetz 1998). Chúng có mặt trong toàn bộ các bộ phận của loài cây này, nhưng chủ yếu tập trung trong nhựa cây. Người ta cũng cho rằng trúc đào còn có thể chứa nhiều hợp chất chưa rõ hay chưa được nghiên cứu khác và chúng có các tác động còn nguy hiểm hơn (Inchem, 2005). Vỏ cây trúc đào chứarosagenin, có các tác động tương tự như strychnin. Toàn bộ cây này, bao gồm cả nhựa cây màu trắng sữa là rất độc và bất kỳ bộ phận nào đều có thể gây ra các phản ứng có hại cho sức khỏe. Người ta cho rằng chỉ cần ăn phải từ 10-20 lá trúc đào thì một người lớn cũng có thể bị nguy hiểm đến tính mạng và chỉ cần 1 chiếc lá cũng có thể gây tử vong ở trẻ em. Theo Toxic Exposure Surveillance System (TESS) năm 2002 đã có 847 trường hợp ngộ độc tại Hoa Kỳ có liên quan tới trúc đào (Watson 2003). Ở nhiều động vật, khoảng 0,5 mg/kg thể trọng đã gây tử vong (Inchem 2005). Tất cả các động vật đều có thể chịu các phản ứng có hại hay tử vong từ loài cây này. Người ta cũng biết rằng trúc đào còn lưu giữ các chất độc ngay cả khi đã khô đi. Các bộ phận khô của loài cây này vẫn là rất nguy hiểm cho các động vật như cừungựa và các động vật gặm cỏ khác, với chỉ 100 g lá khô cũng đủ giết chết cả một con ngựa trưởng thành (Knight 1999).
Không thể tự tử hay chết do việc ăn trúc đào vì sẽ có kích ứng gây nôn dữ dội ngay lập tức.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết! Nếu có thắc mắc, nhận xét, phản hồi các bạn vui lòng nhận xét

:) :( :)) :(( =))