Một nông dân mới học lớp 6 chế ra máy sạ lúa theo hàng chạy ngời ngời trên đồng ruộng. Các chuyên gia ở châu Phi qua coi đã ký hợp đồng mua máy ngay lập tức. Đã vậy, họ còn nhờ anh đưa người qua làm cố vấn kỹ thuật.

Quê ở xã Láng Biển, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, Phạm Thanh Liêm (36 tuổi) mê cơ khí từ nhỏ. Lớn lên lập gia đình, anh gom chút vốn liếng mở xưởng sửa máy nông cụ. Những chiếc máy xới, máy cày... bị trục trặc vô tay anh là chạy tốt!

Theo thầy Xuân qua châu Phi làm tư vấn
Tới nơi, thấy xưởng cơ khí lèo tèo 50m2 của anh Liêm chỉ có vài cái máy tiện, hàn... lỏ nhỏ, ông Nuno “xìu” xuống như bị dội gáo nước lạnh. Nhưng khi ra đồng, thấy máy sạ Thanh Liêm bon bon trên ruộng, lúa sạ xuống đều tăm tắp và máy gặt đập chạy rào rào, quào cắt lúa phía trước, suốt lúa phía sau, ông mê tít. Lúa sập, lúa ngã máy cũng không chê! Thay vì mua máy John Deere cả ngàn USD, ông quyết định mua liền năm máy sạ và năm máy gặt đập liên hợp gửi về Mozambique, đồng thời yêu cầu anh Liêm gửi “chuyên gia” giỏi qua giúp chuyển giao công nghệ, kể cả kỹ thuật trồng lúa. Thế là anh Liêm cử năm “nông dân sản xuất giỏi” qua huấn luyện cho nông dân và thợ của Mozambique. Anh kể: “Người dân châu Phi gọi tụi tui là “ông kỹ sư” không hà. Nhưng đó chỉ là những nông dân giỏi làm ruộng và rành nghề cơ khí, chớ chẳng có bằng cấp gì ráo”. Sau Mozambique, đại diện ngành nông nghiệp của Sudan (khi đó chưa tách nước) cũng đặt mua 10 máy gặt đập liên hợp. Đưa máy đi rồi, gửi người làm chuyên gia, anh Liêm còn phải tính chuyện đưa phụ tùng qua thay. “Chớ ở bển biết kiếm đâu ra phụ tùng. Mới tháng rồi phía Mozambique phải cử người bay cả ngàn cây số qua Việt Nam chỉ để mua... hai cái bạc đạn” - anh kể. |
Theo Yahoo |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết! Nếu có thắc mắc, nhận xét, phản hồi các bạn vui lòng nhận xét