6 thg 10, 2011

Giống lúa HDT8


Bộ môn Công nghệ sinh học - Viện cây lương thực và cây thực phẩm - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã chọn tạo thành công giống lúa thơm chất lượng cao HDT8 bằng phương pháp lai hữu tính từ tổ hợp lai kép Peai32/P6//HT1 kết hợp với chỉ thị phân tử chọn kiểu gen qui định tính trạng mùi thơm và công nghệ đơn bội tạo dòng thuần đơn bộ kép.

Giống lúa thơm HDT8 có chất lượng cao, thích hợp cho sản xuất cả vụ Xuân và vụ Mùa tại các tỉnh phía Bắc. Giống đã qua khỏa nghiệm Quốc gia, khảo nghiệm tác giả tại một số vùng sinh thái, được đánh giá là triển vọng và đề nghị phát triển cho sản xuất.

Để khuyến cáo phát triển giống lúa HDT8 ra sản xuất trong thời gian tới, ngày 06/10/2011 Viện Cây lương thực và cây thực phẩm đã phối hợp với Trung tâm khảo nghiệm giống cây trồng Hải Dương tổ chức hội nghị đầu bờ tham quan, đánh giá mô hình thử nghiệm giống lúa HDT8 tại HTX Nông nghiệp Hà Kỳ, huyện Tứ kỳ, tỉnh Hải Dương, vụ mùa 2011. Với sự tham gia của đại diện lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, Viện Cây lương thực và cây thực phẩm và Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trung tâm khuyến nông, Trung tâm khảo nghiệm giống cây trồng Hải Dương, UBND xã, Hợp tác xã và đông đảo bà con nông dân Hà Kỳ, nơi trực tiếp trồng thử nghiệm giống HDT8.

Tại Hội thảo các ý kiến thảo luận đều đánh giá các đặc tính nổi trội về thời gian sinh trưởng ngắn, đẻ nhánh khỏe, chất lượng gạo ngon, kháng sâu bệnh tốt, khả năng thích ứng rộng...của giống HDT8. Ngoài ra, giống còn được đánh giá là cứng cây, sinh trưởng khỏe, chịu thâm canh, bông to- dày, hạt xếp gối, có năng suất cao hơn hẳn giống đối chứng là BT7, thời gian sinh trưởng vụ Xuân 130-135 ngày, vụ Mùa 102-103 ngày. Tỷ lệ gạo lật tương đối cao (80%), hạt gạo dài, hàm lượng amylase khoảng 23-24%. Chất lượng ăn nếm được đánh giá ngon hơn HT1 và tương đương với BT7, có mùi thơm như BT7, cơm mềm, đậm, không dính.


Hội thảo cũng đã chỉ ra hạn chế của giống là tỷ lệ lép cao, đề nghị tác giả nghiên cứu và tìm ra giải pháp để khắc phục. Hội thảo đã đề xuất với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trung tâm khuyến nông tỉnh Hải Dương tạo điều và tiếp tục cho xây dựng mô hình thử nghiệm giống và phối hợp với các cơ quan nông nghiệp khuyến cáo mở rộng sản xuất thử nghiệm để làm cơ sở đưa vào cơ cấu sản xuất tại Tứ Kỳ và Hải Dương trong những năm tới.
                                                              link: gốc

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết! Nếu có thắc mắc, nhận xét, phản hồi các bạn vui lòng nhận xét

:) :( :)) :(( =))