23 thg 10, 2011

Kỹ thuật trồng dừa


Chăm sóc vườn dừa trưởng thành
Gồm các bước sau:
Bón phân, cày xới đất, khống chế sâu bện Việt Nam có thể bón phân hoá học hoặc phân hữu cơ.
Để đảm bảo cho sự phát triển tốt của cây dừa và khả năng cho trái sớm cần áp dụng phân bón cho dừa 2 lần/năm dựa theo công thức dưới đây: (Áp dụng cho dừa trên 5 năm tuổi)

Đối với đất cát, cát pha: Ure 1-2kg/cây, supe phosphate 0,8-1kg/cây, Đolomite 0,5kg/cây
Đối với đất phù sa, đất sét: Ure 0,8-1kg/cây, super phosphate 1kg/cây, KCl 0,8-1kg/cây
Vùng đất phèn ở sâu: Ure 1-1,2kg/cây, super phosphate 2kg/cây, KCl 0,8-1kg/cây
Những vườn dừa trồng trên mương liếp, nên bồi bùn hàng vào mùa nắng, khi bồi chỉ nên chải một lớp mỏng và chỉ lấy phù xa tích tụ dưới mương.
Phân hữu cơ ngoài tác dụng cung cấp các chất dinh dưỡng còn cải thiện lý tính của đất. Có thể sử dụng nguồn phân hữu cơ như phân bò, heo, gà ủ hoai cùng với rơm rạ, tro vỏ dừa, tro lá dừa…
Phương pháp bón phân: Có nhiều cách bón phân cho dừa nhưng nên bón theo phương pháp sau:
+ bón dải đều: bón rải đều trên bề mặt đất, bừa và lấp lại.
+ bón vòng tròn: Đào rãnh xung quanh gốc theo hình chiếu của tán lá vào lúc giữa trưa và cách gốc 2m sâu 10-15cm, bón phân và lấp đất lại.
+ Bón hốc: Đối với vườn dừa có trồng xen cây lâu năm không thể đào rãnh quanh gốc dừa thì có thể đào 4-8 hốc nhỏ (rộng 15-20cm, sâu 10-15cm) quanh gốc dừa, cách gốc 1,8-2m. Bón phân vào hốc rồi lấp đất lại.
Cày xới đất: áp dụng cho các vườn dừa chuyên canh không lên líp
+ Cày xới làm tăng năng xuất đáng kể
+ Mục đích của cày xới đất là để khống chế cỏ dại mùa mưa và lấp cây phân xanh vào đất, nhất là các vùng đất cát nhẹ miền Trung; cú 2-3 năm cày xới 1 lần.
+ Tuy nhiên cày bừa quá nhiều sẽ làm cạn kiệt chất hữu cơ dự trữ trong đất. Nếu đất bị xáo trộn quá lâu và quá thường xuyên, hệ thống rễ sẽ bị tổn thương và do đó năng suất sẽ giảm.
Giữ ẩm cho đất:
Chôn vỏ dừa hoặc búi xơ dừa có lợi đối với những vườn dừa khong tưới và bị khô hạn. Vỏ dừa hoặc búi xơ dừa có vai trò như mọt vật giữ nước trong đất và còn cung cấp cho dừa một ít kali. Tro dừa chứa khoảng 19% K2O. Do đó cần tránh nước rửa trôi kali trong vỏ dừa trước khi sử dụng.
+ Tác động có lợi của vỏ dừa đối với cây sẽ kéo dài 5-6 năm.
Nếu có điều kiện nên chôn vỏ dừa từ đầu mùa mưa trong hố rộng 1,5-2m, sâu 0,3-0,5m, giưa các hàng dừa. Vỏ xếp hướng mặt lõm lên trên, mỗi lớp vỏ phủ một lớp đất, tới khi nào cách mặt đất 0,2m thì lấp đất lại.
Ngoài ra để giữ nước có thể sử dụng rơm rạ, cỏ khô, tạo một lớp phủ trên mặt đất xung quanh gốc cây, dày 5-10cm vào cuối mùa mưa. Đến đầu mùa mưa sau, gom tất cả lại chôn vào hố như chôn vỏ dừa, để tránh tạo hố cho kiến vương để trứng sâu bệnh phát triển.
Tưới tiêu:
Tưới tiêu kết hợp với bón phân làm tăng năng suất của vườn dừa.
-Đối với những vườn dừa có mạch nước ngầm cao thì không cần tưới
-Vùng đồng bằng Sông Cửu Long, có mạch nước gần mặt đất và hệ thống nước sông rạch lên xuống theo thuỷ triều đủ cung cấp cho cây tuy nhiên phải bảo đảm thông thoáng để nước triều ra vào bồi phù sa, rửa phèn. Mực nước trong mương cách mặt liếp dừa từ 0,8-1m, để đảm bảo cho hệ thống rễ không bị ngợp, hô hấp và trao đổi chất dễ dàng.
Theo VNG

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết! Nếu có thắc mắc, nhận xét, phản hồi các bạn vui lòng nhận xét

:) :( :)) :(( =))