2 thg 11, 2011

Kỹ thuật trồng Ngô bao tử

Ngô bao tử là loại sản phẩm rau quả an toàn, có thành phần dinh dưỡng cao, dễ chế biến, dễ sử dụng dưới nhiều hình thức. Sau khi thu hoạch , người dân còn tận dụng được thân cây để làm thức ăn cho gia súc. Ngoài ra. Ngô bao tử có thể trồng xen canh, gối vụ với một số loại cây trồng khác, vì vậy đây là loaị cây trồng có tiềm năng, hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất.
Ngô bao tử có kinh phí đầu tư và công chăm sóc không nhiều, thời gian từ khi tỉa hạt đến lúc thu hoạch chỉ hơn 2 tháng. Trung bình một sào ngô bao tử đưa lại thu nhập gần 4 triệu đồng. Ngô bao tử phát triển phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai ở các vùng đất, nhất là vùng bãi bồi ven sông

Giống và thời vụ trông:
          Ngô bao tử có thể trồng được quanh năm nếu chủ động nước tưới tiêu.
          Thời vụ thích hợp nhất là vụ Đông (Gieo tháng 9 thu hoạch tháng 11) và vụ Xuân (Gieo tháng 2 thu hoạch tháng 4).
          Các giống trồng phổ biến hiện nay là: Pacific 421; Baby corn…
Đất trồng và các biện pháp chăm sóc:
a. Làm đất: Chọn những chân đất cao, chủ động tưới tiêu, thích hợp nhất là loại đất thịt pha cát, đất bãi ven sông.
          Cần làm đất kỹ để đất thoáng, thoát nước nhưng giữ ẩm tốt để hạt nẩy mầm, rễ phát triển tốt. Nếu trồng trên đất lúa cần lên luống để dễ thoát nước, chống úng cho cây ( lên luống rộng khoảng 70 – 80 cm, cao 15 – 20 cm).
b. Mật độ và khoảng cách:
          Mật độ trồng: hàng cách hàng 45 - 50 cm, cây cách cây 12 – 15 cm. Gieo mỗi hốc 2 hạt. Sau khi gieo cần kiểm tra để chắm dặm.
c. Bón phân: (lượng bón cho 1 sào 500m2)
          - Phân chuồng: 4 – 5 tạ
          - Đạm ure: 16 – 17 kg
          - Lân super: 18 – 20 kg
          - Kaliclorua: 4 – 5 kg
          - Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lân trước khi gieo hạt. Ở đất lúa cần giữ lại 1/3 lượng lân để tưới cho cây khi bị bệnh huyết dụ. Lượng phân còn lại chia ra làm 2 lần:
          + Lần 1: khi cây 3 – 4 lá. Bón ½ đạm + ½ Kali.
          + Lần 2: Lúc cây 7 – 9 lá: bón ½ đạm + ½ Kali.
Chú ý: Có thể bón phân vùi vào giữa 2 hàng ngô (dùng cuốc làm rãnh rộng 5 – 10 cm, sâu 5 cm rải đểu phân xuống rỗi lấp lại). Sau khi bón xong cân tưới nước ngay để phân tan vào đất cho cây dễ hấp thụ, kết hợp với xới xáo, vun gốc nhẹ cho ngô
 d. Chăm sóc:
          - Xới đất phá váng nếu có mưa để tạo điều kiện cho rễ phát triển đồng thời cung cấp đầy đủ lượng nước nhất là trong giai đoạn lúc sắp trỗ cờ cho bắp.
          - Rút cờ trên ruộng ngô là biện pháp kỹ thuật đặc biệt sử dụng riêng trong quy trình bắp rau. Khi cờ được rút lượng chất dinh dưỡng sẽ tập trung nuôi bắp nên bắp phát triển nhanh hơn, làm tăng năng suất. Tăng lượng bắp thương phẩm vì nếu cây đã rút cờ bắp non trên cây không còn khả năng thụ phấn sẽ non lâu hơn. Rút cờ làm tăng trọng lượng bắp non. Tiến hành rút cờ sau khi gieo khoảng 38 – 40 ngày, hoặc khi cây tung phấn.
e. Phòng trừ sâu bệnh:
Trong quá trình chăm sóc cần thường xuyên kiểm tra tình hình sâu, bệnh hại để có biện pháp khắc phục kịp thời. Cần chú ý một số đối tượng sâu bệnh hại sau:
* Về sâu hại:
- Trong giai đoạn đầu, cần chú ý tiêu diệt sâu xám biện pháp là có thể bắt bằng tay vào sáng sớm, chiều tối, hoặc dùng bẫy bả hay dùng một số loại thuốc như: Basudin 10G, Furadan 3G...    
- Phòng trừ sâu đục thân, đục bắp, sâu hại khi cây còn non làm cho cây con gãy gục, sâu đục vào bắp làm cho bắp không phát triển được. Phòng bằng cách vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch tàn dư cây trồng vụ trước, luân canh với cây trồng khác.
* Về bệnh hại: Đối với các loại bệnh hại cần phát hiện sớm để xử lý kịp thời. Một số bệnh hại cơ bản:
- Bệnh huyết dụ: bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn đầu vụ cây có 3-5 lá, làm cho lá, bẹ ngô có màu tím. Bị nặng cây khô dần không phát triển được
+ Phòng bệnh huyết dụ tốt nhất là làm luống cao, thoát nước, bón lót đầy đủ phân chuồng và phân lân.
+ Trừ bệnh: khi bệnh xuất hiện cần khắc phục ngay bằng cách dùng lân với nước giải ngấu để tưới hoặc phun phân qua lá như Pisomix Y105, Y15 hay K- Humat, K-H…
- Bệnh Khô vằn: bệnh thường hại trên bẹ lá, sau dần lên lá và lên lá bi bắp ngô. Trừ bệnh bằng thuốc hóa học như: Validacin, Validan, Vida...
- Bệnh rỉ sắt: thường xuất hiện nhiều vào giai đoạn cây trổ cờ phun râu, trên những chân ruộng chăm bón không đầy đủ thường bị hại nặng, bệnh nặng làm cho lá bị khô rụi, giảm năng suất ngô. Phòng bệnh bằng các biện pháp canh tác. trừ bệnh bằng thuốc hóa học như: Anvil, Canvil, Nativo…
Chú ý: Khi sử dụng thuốc trừ sâu, bệnh cần phải thực hiện theo đúng hướng dẫn trên bào bì và nhất thiết phải đảm bảo nguyên tắc 4 đúng trong sử dụng thuốc BVTV.
g. Thu hoạch:
          Ngô bao tử có thể thu hoạch 40 ngày sau trồng, khi thấy bắp ngô phun râu được 0,5 – 1,5 cm là thu hoạch được, cần thu hoạch theo hàng tránh để bỏ sót. Thu hoạch nên thu vào sáng sớm, nên thu cả lá bi để bảo vệ lõi tươi lâu hơn, cần đem ngay đến nơi tiêu thụ để lâu ngày sẽ bị khô làm giảm phẩm chất và trọng lượng.
Nguồn tin: TTKN

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết! Nếu có thắc mắc, nhận xét, phản hồi các bạn vui lòng nhận xét

:) :( :)) :(( =))