1. Giống tằm độc hệ:
* Đặc điểm: Một năm ngủ nghỉ 360 ngày vòng đời một năm một lần, muốn nở sớm phải dùng hoá chất kích nở. Chiều dài tơ đơn 1000 - 1500 m, tỉ lệ của kén trên 30% cho chất lượng tơ kén tốt.
* Nhược điểm:
- Sức sống chống chịu kém, một năm chỉ nuôi được hai lứa xuân 1 thu 2.
2. Giống đa hệ:
* Đặc điểm: ngược lại giống độc hệ hoàn toàn không ngủ đông, sức chống chịu tốt nhất, sức sống trên 90% thích hợp nhất hiện nay một năm nuôi được 10 - 11 lúa, vòng đời ngắn, nhịêt độ bình thường ngài đẻ trứng 7 - 10 ngày thì nở.
* Nhược điểm:
Chiều dài tơ đơn ngắn 400 - 500 m, cùi kén mỏng năng suất thấp, đẻ tăng năng suất và chất lượng kén ta nên nuôi giống đa hệ lai.
3. Giống lưỡng hệ;
* Đặc điểm:
Thời gian ngủ nghỉ 120 ngày, chiều dài tơ đơn 800 - 1000m, sức sống 85 -90% chống chịu hơn giống độc hệ năng suất cao chất lượng tơ kén tốt, có thể nuôi được tất cả các mùa trong năm.( từ tháng 2 - tháng 11).
4. Chọn giống tằm:
Khí hậu nước ta tuy nóng và ẩm ướt nhưng giống lưỡng hệ nuôi được ở tất cả các mùa trong năm ( Từ tháng 2 - tháng 11) giống tằm Lưỡng Quảng số 2 là giống tằm chất lượng tốt có nguồn gốc từ Trung Quốc kén trắng có thể ươm tơ đạt cấp cao.
Trên thị trường giống tằm này được gọi là giống Trung Quốc. Ký hiệu 7 x 9 hoặc 9 x 7 ( Thường gọi đầu 9 hoặc đầu 7).
- Đối với những vùng không nuôi được giống tằm lưỡng hệ vào vụ hè thì có thẻ nuôi giống tằm vàng lai, thường là kén vàng lai với giống TQ được ký hiệu KV x TQ.
II. chuẩn bị cho nuôi tằm:
1. Nhà và dụng cụ nuôi tằm:
Nhà nuôi tằm theo hướng nam hoặc đông nam cần khi đóng cửa và thoáng khi mở cửa tránh ảnh hưởng mạn khi chịu tác động của môi trường ( như gió tây hoặc gió đông bắc, giông bão đột ngột khói than củi và các mùi ô nhiễm của phân gia súc) vào buồng tắm, nền nhà nên láng xi măng để tiện cho vệ sinh mỗi nứa tằm.
Tốt nhất là các hộ gia đình có buồng nuôi tằm riêng tiện cho sử lý sát trùng. Diên tích buồng tằm to nhỏ tuỳ thuộc vào diện tích dâu tối thiểu rộng từ 10 - 15m2.
* Dụng cụ nuôi tằm: Nuôi một vòng tằm cần 10 -12 lia có đường kính 1m, giá để lia từ 8 - 10 nấc thang, 20 - 24 cái lưới thay phân , 5 -6 né bắt tằm chín ngoài ra nhà nuôi tằm cần 1 ẩm kế than đốt lò, vôi chấu chống ẩm và một số loại thuốc phòng và chữa bệnh để sẵn sàng khi cần sử dụng là có ngay.
2 - Sát trùng nhà và dụng cụ nuôi tằm:
Việc sử lý sát trùng các dụng cụ nuôi tằm là rất cần thiêtsau mỗi lưa tằm tạo cho buồng tằm và dụng cụ vô trùng là điều kiện trước tiên đảm bảo tằm không bị nhiễm bệnh.
- Thuốc sát trùng sử dụng phôt biến là: Clorua vôi 2% để tẩy uế, loại này trên thị trường rất hiếm nên dùng loại thuốc " Thiên tơ số 1" do TQ sản xuất gói 100g pha với 20 lít nước đem phun nền nhà và dụng cụ nuôi tằm sau 1 giờ phơi khô dùng được ngay.
3. Dự kiến dâu để nuôi tằm:
Đối với dâu mới trồng hoặc sau khi đốn cây dâu có từ 14 - 15 lá có thể băng được tằm để nuôi, được một vòng tằm cần có từ 180 - 200 kg lá dâu la dâu đạt tiêu chuẩn nuôi tằm phải được bón cân đối đủ các loại phân sau 10 - 15 ngày và phun các loại thuốc phòng trừ cho cây dâu từ 10 - 15 ngày.
III. điều kiện ngoại cảnh:
Tằm dâu là một loại côn trùng chịu sự tác động của điều kiện ngoại cảnh rất lớn tằm sinh trưởng và phát triển tốt nhất 24 -28 oc nuôi tằm dưới 18 o c thời gian nuôi tằm kéo dài dễ bị nhiễm bệnh, nhiệt độ trên 30oc thời gian nuôi rút ngắn tằm rất dễ nhiễm bệnh ẩm độ không khí cũng ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển lượng ăn dâu và khả năng nhiễm bệnh của tằm mỗi tuổi của tằm có quan hệ nhiệt ẩm độ khác nhau.
Nhu cầu Tuổi 1 Tuổi 2 Tuổi 3 Tuổi 4 Tuổi 5
- Nhiệt độ
- ẩm độ %
- Ánh sáng
- Gió 28 - 29
85 - 90
mờ 27 - 28
80 - 85
mờ 26 - 27
80
mờ 25 - 26
70 - 75
Tự nhiên
Gió thoáng 24 - 25
65 - 70
Tự nhiên
Gió thoáng
IV. Các biện pháp kỹ thuật nuôi tằm
1. Thời vụ nuôi tằm tính theo dương lịch/
- Tằm xuân tính từ tháng 2 - tháng 5
- Tằm hè tính từ tháng 6 - tháng 8
- Tằm thu tính từ tháng 9 - tháng 11
Nuôi tằm xuân phải tăng nhiệt độ cho tằm con và chống ẩm khi mưa xuân, tằm hè cần giảm nhiệt độ và ẩm độ bằng cách tạo thông thoáng nhà cửa nếu có điều kiện nên cắm quạt thông gió rắc vôi nên lia tằm và chấu để hút ẩm.
2. Bảo quản và ấp trứng:
- Mùa hè trời nóng nắng vận chuyển trứng tằm vào buổi sáng sớm và chiều tối là tốt nhất.
- Trứng đem về bảo quản và ấp trứng ở điều kiện tự nhiên trong nhà để nơi thoáng mát, nếu khí hậu khô phải tăng ẩm bằng cách phủ khăn ẩm trên dụng cụ đậy trứng.
- Nhiệt độ thích hợp nhất: 25 - 26 o C
- ẩm độ thích hợp nhất: 80 - 85%
- Ánh sáng tự nhiên ngày sáng đêm tối
3. Băng tằm:
Băng tằm là công việc cho tằm ăn lứa dâu đầu tiên khi tằm cắn vỏ trứng chui ra.
* Công việc chuẩn bị băng tằm
+ Tờ giấy lót lia
+ Có lông gà và đôi đũa con
+ Lá dâu: Chọn lá xanh nhạt, mặt lá bóng loáng lá thứ ba từ ngọn xuống
+ Dao thớt thái dâu
* Thời gian băng tằm:
+ Vụ xuân và thu: băng lúc 9- 10 giờ sáng
+ Vụ hè: băng lúc 8 -9 giờ sáng
Không băng quá sớm hoặc quá muộn, trứng đến ngày nở mở giấy gói để trứng ra ngoài tiếp xúc ánh sáng tự nhiên sớm sẽ kích thích nở đều.
* Cách băng:
Khi tăm đã nở tập trung thì thái đầu nhỏ như sợi thuốc lào rắc đều lên tờ trứng để 10 -15 phút tằm bò lên ăn dâu tiến hành băng tằm dùng đũa con và lông gà san cho đều. Nếu trứng nở chưa hết thì băng lại đến 9 giờ tối băng tiếp. Thường trứng nở tập trung từ 1 -2 ngày nhưng cũng có thể kéo dài tới 3 ngày, ngày đầu nở bò vài con, ngày thứ hai nở 60 - 65%, ngày thứ 3 nở 30 -35 %.
4. Nuôi tằm con
Giai đoạn tằm con cực kỳ quan trọng yêu cầu thức ăn, nhiệt độ thích hợp để phát triển nhanh hoàn thiện cơ thể bước sang giai đoạn tằm lớn . Giai đoạn tằm con kéo dài từ tuổi 1 - tuổi 3 yêu cầu là dâu hợp tuổi tằm, giàu chất đạm, lá mềm, yêu cầu về nhiệt và ẩm độ của tằm con như sau:
Nhu cầu Tuổi 1 Tuổi 2 Tuổi 3
Nhiệt độ (o C) 28 - 29 27 - 28 26 - 27
ẩm độ (%) 85 - 90 80 - 85 80
- Hái lá, bảo quản tươi giữ ẩm có khăn che đậy
- Lượng dâu cho tằm con vào khoảng 15% nhu cầu sản xuất 1 kg kén cần 20 kg lá dâu thì tằm con cần 1,5 - 2 kg dâu
5. Nuôi tằm lớn
Tằm lớn tuổi 4 - 5 ăn lượng dâu chiếm 85% đặc biệt tằm ăn dỗi tuổi 5 yêu cầu nhiệt độ, ẩm độ thấp hơn tằm con nhiệt độ và ẩm độ thích hợp là 24 - 25 o C và 70 -75 lá dâu cho tằm ăn phải thuần thục.
Yêu cầu Tuổi 4 Tuổi 5
Nhiệt độ 25 - 26 24 - 25
ẩm độ (%) 70 - 75 65 - 70
- Phòng nuôi tằm phải thoáng và thông gió.
- Tránh ánh sáng chiếu trực tiếp hoặc sân gạch hắt sức nóng vào buồng tằm.
- Dùng lá dâu thành thục tươi ngon cho tằm ăn.
- Bảo quản lá dâu tươi ngon không để quá héo.
- Không dùng lá dâu bẩn quá, già quá hoặc bị bệnh cho tằm ăn.
- Xử lý thuốc chống bệnh phun vào lá dâu, để khô nước mới cho ăn.
6. Tằm ngủ:
Tằm dâu 4 lần ngủ qua 5 tuổi quá trình ngủ của tằm chia làm 5 giai đoạn:
- Tằm ướm ngủ: tằm ăn dâu yếu dần, da căng bóng cơ thể co ngắn lại vương tơ ở đôi chân dưới và bụng để thuận lợi cho lột xác.
- Tằm ngủ: mình vàng đầu ngẩng cao, ngừng ăn dâu hoàn toàn.
- Tằm dậy: da nhăn nheo, thân trắng, dậy xong 1 - 2 giờ thì vận động tìm dâu ăn.
- Miệng tằm lúc dậy màu trắng - nâu - đen. Miệng chuyển nâu cho tằm ăn nứa dâu đầu tiên là tốt nhất.
- Trước khi tằm ngủ cho tằm ăn lá dâu non và ngon hơn tuổi ấy.
Thí dụ: Tằm tuổi 2 thì hái lá dâu 4 -5 trước và sau khi ngủ thi hái lá dâu thứ 3 thời gian ngủ của tằm ở các lần ngủ có khác nhau:
- Lần 1: thường ngủ 1 ngày
- Lần 2: thường ngủ 14 - 16 ngày
- Lần 3: thường ngủ 1 ngày
- Lần 4: thường ngủ 25 - 28 ngày.
Chú ý: tằm ngủ tạo sự yên tĩnh khi sắp dậy thì tạo điều kiện sáng để dậy tập trung.
7. Quan hệ của tằm với kích thước lá, số bữa cho ăn.
a. Số bữa cho ăn ( 1 ngày đêm).
+ Tuổi 1: 8 - 9 bữa
+ Tuổi 2: 7 - 8 bữa
+ Tuổi 3: 7 bữa
+ Tuổi 4: 6 - 7 bữa
+ Tuổi 5: 7 - 8 bữa
b. Kích thước thay lá:
- Tuổi 1: thái nhỏ như sợi thuốc lào.
- Tuổi 2: thái 0,5cm
- Tuổi 3: thái 1 cm
- Tuổi 4: thái 3cm
- Tuổi 5: cho ăn cả lá
8. Thay phân và san tằm.
- Tuổi 1: Thay một lần lúc tằm ướm ngủ.
- Tuổi 2: Thay 2 lần sau khi tằm ăn dâu 2 bữa, lần 2 trước khi tằm ngủ.
- Tuổi 3: Thay mỗi ngày một lần.
- Tuổi 4: Thay mỗi ngày một lần.
- Tuổi 5: Ngày đầu mỗi ngày một lần, khi ăn mạnh ngày 2 lần, mỗi ngày thay phân một lần sau bữa ăn lúc 5 - 6 giờ sáng khi thay phân kết hợp san tằm mở rộng diện tích để mật độ tằm không quá dày. Dùng lưới thay phân để giảm công lao động.
9. Tằm chín và lên né:
Là công việc cuối cùng của một lứa tằm, tằm chín co biểu hiện ăn dâu yếu dần - ngừng ăn dâu, thải phân có màu xanh lá dâu, thải phân nhiều.
* Tằm trắng: Cơ thể nhỏ hơn lúc ăn mạnh có màu trong trắng hồng đầu nhỏ, ngẩng cao đầu tìm chỗ làm tổ, tằm vàng chín có màu vàng.
* Vật liệu làm né: Khô, không có mùi vị, có nhiều điểm tựa giúp cho tằm làm khuôn kín nhanh.
- Mỗi né tằm nên bỏ khoảng 3,5 kg tằm chín sẽ đựơc 2 kg kén.
- Ban đầu để ngay né , sau để nghiêng nơi thoáng gió để tằm thoát nước tiểu tốt. - Nhiệt độ thích hợp cho tằm làm kén tốt nhất là :
+ Nhiệt độ từ 28 - 30 oC
+ ẩm độ từ 65 - 70%.
- Ánh sáng hơi tối, thoáng gió. Trời mưa ẩm hoặc nhiệt độ thấp thì đốt lò than để tằm ào khuôn kén nhanh nhả tơ tốt. đối với tằm lưỡng hệ thì đốt lò 2 đêm, tằm đa hệ thì 1 đêm.
- Tằm nên né : 4 ngày bóc kén thu hoạch bán./.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết! Nếu có thắc mắc, nhận xét, phản hồi các bạn vui lòng nhận xét