7 thg 12, 2011

Kỹ thuật trồng dâu

Những kiến thức tìm hiểu về cây dâu tằm, những yếu tố ảnh hưởng đến cây dâu tằm và chu kỳ sinh trưởng và phát triển của cây dâu tằm bổ trợ rất lớn cho việc đề ra kỹ thuật chăm sóc dâu. Dưới đây là kỹ thuật trồng và chăm sóc nói chung đối với tất cả các giống dâu tằm.


1. Kỹ thuật trồng dâu:

- Làm đất:

+ Chọn đất trồng dâu:

Cây dâu là cây có khả năng thích ứng rộng với nhiều loại đất như đất đồi, đất bãi ven sông, ven biển, đất thịt ven đê…song khi thiết kế vừơn dâu phải chú ý đủ ánh sáng và độ thông thoáng. Trồng dâu nên tập trung vào một khu vực để dễ quản lý, không nên trổng xen với các cây trồng khác nhau như: lúa, màu… Đất trồng dâu không được gần nhà máy, đường quốc lộ, nơi môi trường bị ô nhiễm và đặc biệt là không đựơc gần lò gạch.

Nếu những nơi nuôi tằm tập trung có thể thiết kế ruộng dâu nuôi tằm con riêng, diện tích này chiếm khoảng 10 -15% tổng diện tích trồng dâu. Ruộng dâu nuôi tằm con cần bố trí ở gần khu vực nhà tằm, trên loại đất tốt, tưới tiêu thuận lợi.

+ Làm đất:

Đất trồng dâu phải được cày sâu, bừa nhỏ, độ sâu cày là 25-40 cm hoặc sâu hơn càng tốt. Cày xong, bừa tơi nhỏ, nhặt sạch cỏ và san đất cho phẳng.
+ Đào rãnh hoặc hố trồng dâu:

Tuỳ theo mật độ trồng và phương thức trồng mà đào hố hoặc đào rãnh. Nói chung ở gần vùng đất đồi, đất cao nguyên thì đào hố còn ở đất bãi ven sông, đất thịt thì đào rãnh. Kích thước hố là 40×40 cm, còn độ sâu của rãnh từ 25 – 30 cm. Đào hố xong bón phân hữu cơ và lấp đất luôn để giữ ẩm cho đất. Lượng phân hữu cơ cần bón lót là 20 tấn, phân lân 400-500kg cho 1 hecta, nếu đất chua cần bón thêm vôi.

- Kỹ thuật trồng dâu:

+ Thời vụ trồng:

Tuỳ theo phương thức nhân giống và điều kiện khí hậu từng vùng mà thời vụ trồng có khác nhau. Nếu trồng bằng cây con gieo từ hạt thì có thể trồng từ vụ xuân đến cuối vụ hè. Nếu trồng bằng hom thì phải dựa vào thời kỳ sinh trưởng của cây và điều kiện thời tiết. Vùng đồng bằng Bắc bộ đến Duyên hải miền Trung trồng vào tháng 11-12, vùng cao nguyên Bảo Lộc, Lâm Đồng trồng vào tháng 4 trước mùa mưa.

+ Chọn hom dâu:

Ruộng dâu để lấy hom phải đạt từ 2 năm tuổi trở lên, không sâu bệnh, không lẫn giống, không gum, không đốn phớt. Chọn những hom dâu đủ tiêu chuẩn bó thành từng bó, để nơi khuất gió bảo quản 3-5 ngày rồi tiến hành chặt hom.

+ Chặt hom dâu:

Chỉ dùng những hom có đường kính từ 1cm trở lên, bỏ phần ngọn và gốc cành rồi chặt thành những đoạn hom dài 20-25cm, chặt vát 2 đầu và đảm bảo hom không bị dập, sau đó bó thành từng bó để vào nơi mát, tưới ẩm.

+ Mật độ trồng:

Tuỳ thuộc điều kiện đất đai, giống dâu, phương pháp tạo hình, hệ thống trồng xen và các điều kiện khác mà mật độ trồng khác nhau. Theo Kanarev Petkov, ở các nước Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Ấn Độ đều trồng dâu theo mật độ: 1.5-2.5 × 0.5 m. Ở Trung Quốc, phần lớn các vùng trồng theo mật độ: 1.6×0.7(m) hoặc 1.8×1.0m. Ở Việt Nam, vùng đất đồi và cao nguyên thường bị hạn cần phải tạo hình cao nên trồng với mật độ: 2.0×0.8 – 1.2 m, ở vùng đất bãi ven sông, đất đồng bằng nếu không trồng xen thì có thể trồng với khoảng cách: 1.8×0.4 m, nếu có trồng xen thì trồng với khoảng cách: 2.5×0.4m

+ Phương pháp trồng:

Tuỳ theo trồng bằng cây con hay trồng bằng hom mà có phương pháp trồng khác nhau:

++ Trồng bằng cây con (nhân giống hữu tính): Tuỳ theo đất đai, giống và điều kiện khí hậu khác nhau mà độ sâu trồng có khác nhau. Ví dụ giống khoẻ, đất đai màu mỡ, mực nước ngầm thấp thì có thể trồng sâu hơn và ngược lại. Thông thường độ sâu trồng từ 10-20 cm (tinh từ cổ rễ). Khi trồng đặt cây con vào rãnh hoặc hố theo mật độ quy định, sau đó lấp đất, nén chtặ và san phẳng. Sau khi trồng, cây con đựơc đốn cho bằng nhau, chiều cao vết đốn tuỳ thuộc vào điều kiện tạo hình; nếu tạo hình thân thấp hoặc trung bình thì đốn cao 15-25cm, còn nếu tạo hình thân cao thì cố định thân chính cao 0.8-1m

++ Trồng bằng hom: Tuỳ theo trồng hố hay trồng hàng mà phương thức đặt hom khác nhau. Nếu trồng hàng có 2 cách đặt hom: Có thể đặt hom nằm trên mặt rãnh thành 2 hàng song song theo kiều nanh sấu sau đó lấp đất (ở nơi đâts có mực nước ngầm cao) hoặc cắm hom xiên một góc 450 để chừa một mắt nổi lên mặt đất cho hom nảy mầm. Nếu trồng hố thì cắm 2-3 hom/hố, cắm xiên 450 và cắm về 3 góc của hố.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết! Nếu có thắc mắc, nhận xét, phản hồi các bạn vui lòng nhận xét

:) :( :)) :(( =))