13 thg 1, 2012

Gần 800.000 LĐ nông thôn được học nghề

Sau 2 năm thực hiện Đề án đào tạo nghề cho LĐ nông thôn (LĐNT) theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ, đã có gần 800.000 LĐNT được học nghề, trong đó gần 70% có việc làm sau học nghề. Năm nay, đề án đặt mục tiêu tiếp tục đào tạo nghề cho 600.000 LĐNT.

70% số LĐNT có việc sau học nghề
Tại Hội nghị toàn quốc sơ kết 2 năm thực hiện Đề án đào tạo nghề cho LĐNT, triển khai kế hoạch thực hiện năm 2012 tổ chức sáng 11.1, Ban Chỉ đạo T.Ư thực hiện đề án cho biết, trong 2 năm 2010 - 2011, cả nước đã tổ chức dạy nghề cho 798.240 người, trong đó 46% học các nghề nông nghiệp và 54% học các nghề phi nông nghiệp.
Nhiều LĐNT sau học nghề đã áp dụng kiến thức vào sản xuất, làm tăng năng suất, ổn định đời sống.
Nhiều LĐNT sau học nghề đã áp dụng kiến thức vào sản xuất, làm tăng năng suất, ổn định đời sống.
Số lượng LĐNT học nghề phi nông nghiệp có xu hướng tăng dần từ 51% năm 2010 lên 56% năm 2011.
Như vậy, số lượng LĐNT được đào tạo nghề trong 2 năm đầu thực hiện đề án thấp hơn so với chỉ tiêu đề ra là 900.000 LĐNT. Tỉ lệ gắn với việc làm và có việc làm mới sau học nghề cũng thấp hơn mức chỉ tiêu 70%. Tính đến nay, mới có 54/63 tỉnh, thành báo cáo tỉ lệ việc làm sau đào tạo nghề đạt trên 70%, còn 9 tỉnh, thành, trong đó không chỉ có những địa phương như Lào Cai, Yên Bái... mà có cả TPHCM, TT-Huế... tỉ lệ việc làm đạt dưới 70%.
Các đại biểu tại hội nghị cũng chỉ rõ công tác dạy nghề cho LĐNT 2 năm vừa qua mới chỉ chủ yếu tập trung vào các mô hình thí điểm, việc đào tạo mở rộng ở các địa phương vẫn còn có hạn chế, yếu kém. Đặc biệt còn tình trạng nghề đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người học, chưa gắn chặt với kế hoạch phát triển KTXH của địa phương và nhu cầu sử dụng LĐ của DN.
2012: Đào tạo nghề cho 600.000 LĐNT
Nhiều ý kiến tại hội nghị cũng thống nhất, việc đào tạo nghề cho LĐNT sẽ đúng hướng và hiệu quả nếu địa phương quan tâm, quán triệt đúng tinh thần đề án.
Tuy nhiên, còn một số địa phương chưa nắm được tinh thần, nhiều công tác như khảo sát nhu cầu, tư vấn học nghề, chọn nghề và tổ chức dạy học chưa xuất phát từ nhu cầu và điều kiện của người học, chưa gắn kết giữa đào tạo và sử dụng, không dựa trên thực tế của địa phương mà chỉ tập trung lo đạt chỉ tiêu về số lượng. Nhiều địa phương chưa tích cực hỗ trợ và tạo điều kiện cho người học sau khi học nghề.
Nhiều xã chưa có quy hoạch sử dụng đất đai, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Bên cạnh đó, một số chính sách của đề án không còn phù hợp với thực tiễn triển khai và mặt bằng giá cả hiện nay.
Năm 2012, mục tiêu của đề án là hỗ trợ dạy nghề cho khoảng 600.000 LĐNT, ít nhất 70% có việc làm sau đào tạo. Để đạt mục tiêu này, Ban chỉ đạo T.Ư đã đề ra nhiều giải pháp, Bộ LĐTBXH cần rà soát, trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung những chính sách, giải pháp, hoạt động, cơ chế tổ chức thực hiện và cơ cấu kinh phí của đề án cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
Các địa phương phải xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy nghề cho LĐNT năm 2012 với các chỉ tiêu cụ thể về số lượng, chất lượng, cơ cấu LĐ gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển KTXH của địa phương, huy động sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể và DN ở địa phương và các nguồn lực cho dạy nghề và tạo việc làm cho LĐNT.
Báo lao động

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết! Nếu có thắc mắc, nhận xét, phản hồi các bạn vui lòng nhận xét

:) :( :)) :(( =))