4 thg 3, 2012

Khám phá loài hoa mới 'đẹp tuyệt' ở Việt Nam

Đa tử trà hương, một loài thực vật mới có hoa rất đẹp, vừa được các nhà khoa học thuộc Vườn Thực vật hoàng gia Sydney (Úc) và Viện Sinh học nhiệt đới, phát hiện ở vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng.
Ông Lưu Hồng Trường, Viện Sinh học Nhiệt đới, cho biết loài mới này chưa từng ghi nhận trên thế giới và việc phát hiện thêm Đa tử trà Hương đã góp phần tăng số loài đa tử trà ở Việt Nam lên bảy loài.


Đa tử trà hương, một loài thực vật mới có hoa rất đẹp, vừa được phát hiện ở vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng.

Loài loài thực vật mới có hoa rất đẹp này có tên khoa học là Polyspora huongiana Orel, Curry & Luu; thuộc họ Trà, cây gỗ cao không quá 10 m, lá hình elip hẹp, hoa mọc đơn ở nách lá và có màu hồng sẫm đến đỏ, cuống hoa từ 8 đến 10 mm.

Không phải hoa, nhưng cũng là một loài phát hiện mới, cuối tháng 2 vừa qua, các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế đã phát hiện thêm một loài dơi mới tại Vườn quốc gia Cát Bà và vườn quốc gia Chư Mom Ray của Việt Nam (dưới sự tài trợ của Chương trình định hướng bảo tồn (Conservation Leadship Progmame).

Loài dơi mới này có tên là dơi nếp mũi Grip-phin (tên khoa học là Hipposideros griffini) rất hiếm trên thế giới và mới chỉ ghi nhận được tại Việt Nam. Số lượng cá thể dơi nếp mũi Grip-phin không nhiều. Trong tổng số hơn 300 cá thể dơi thu được tại các địa điểm trong cả nước chỉ có 17 cá thể dơi nếp mũi Grip-phin. Dơi nếp mũi Grip-phin có thể phân biệt với các loài dơi khác trong cùng giống Hipposideros bởi tần số siêu âm, kích cỡ cơ thể và đặc điểm sinh học phân tử. Tần số siêu âm của dơi nếp mũi Grip-phin thuộc khoảng 76,6-79,2 kHz, khác xa so với tần số siêu âm của loài Dơi nếp mũi quạ (thuộc khoảng 64,7-71,4 kHz).
                                                                    Theo: Baodatviet

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết! Nếu có thắc mắc, nhận xét, phản hồi các bạn vui lòng nhận xét

:) :( :)) :(( =))