11 thg 4, 2012

Doanh nhân Nguyễn Anh Kết và chế phẩm sinh học: A, K, N-H

Chế phẩm A, K, N-H của Công ty Thanh Hà đã được nhiều người biết đến, đặc biệt là những người nông dân ở vùng quê lúa Thái Bình, những nông trường cà phê hay hạt tiêu ở Tây Nguyên... Việc cứu thành công cây đa Tân Trào của vị doanh nhân này đã để lại ấn tượng tốt đẹp với nhân dân tỉnh Tuyên Quang. Người dân Thủ đô gần đây còn biết đến doanh nhân Nguyễn Anh Kết thông qua chế phẩm chăm sóc cây cảnh.
1
Tỷ phú nhà nông Nguyễn Anh Kết
Bác sỹ của nhà nông, người đam mê nghiên cứu khoa học, gắn bó trọn đời vì sự sống của các giống cây, người giúp nhà nông làm giàu, tỷ phú nông dân... có rất nhiều từ hoa mỹ đã được gán cho vị doanh nhân này.
Gặp ông mới thấy, chất nông dân đã in đậm ở ông, cho dù hằng ngày ông ở nhà lầu, đi xe ô tô xịn. May mắn được cùng vị doanh nhân này thăm nông trường cà phê trổ hoa, xem bà con nông dân ở Tây Nguyên thu hoạch hạt tiêu đầu tháng 3 mới đây, đã giúp chúng tôi hiểu thêm về ông chủ, tỷ phú nông dân, doanh nhân Nguyễn Anh Kết.

Giai thoại ông Nguyễn Anh Kết, Tổng Giám đốc Công ty Thanh Hà cứu thành công cây đa Tân Trào từ năm 2008 vẫn được nhiều người dân Tuyên Quang kể lại như một huyền thoại. Bằng tình yêu và sự đam mê của mình, ông Kết đã làm hồi sinh cây đa lịch sử 300 tuổi. Trước đó, Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam- đơn vị khoa học đầu ngành lâm nghiệp đã phải đầu hàng với “con bệnh” bởi các rễ chính của cây đa đã bị hỏng, không tìm thấy rễ khí sinh mới.
1
Doanh nhân Nguyễn Anh Kết thực hiện chế độ 3 cùng với nông dân ở Buôn Ma Thuột
Nhắc lại chuyện này, ông Nguyễn Anh Kết, TGĐ Cty Thanh Hà đùa vui, ông đã đánh cuộc cả uy tín, thương hiệu doanh nghiệp của mình để cứu chữa và giữ được giá trị lâu dài cho cây đa lịch sử trường tồn cùng non nước. 3 tháng cứu chữa thật ngắn ngủi so với tuổi thọ 300 năm của cây đa Tân Trào, nhưng với Cty Thanh Hà thông qua chế phẩm A-H, N-H, K-H thêm một lần nữa được ứng dụng thành công.

Không chỉ cải lão hoàn đồng cho cây đa, ông Kết còn nổi tiếng với việc cải lão hoàn đồng cho cây cà phê, hạt tiêu ở Tây nguyên. Cụm từ cà tơ, cà già gắn liền với doanh nhân Nguyễn Anh Kết và Công ty Thanh Hà đã được người dân Tây Nguyên kể lại với chúng tôi chẳng khác một thiên tình sử. “Cây khô cây lại đâm cành nở hoa” tưởng như chỉ có trong sách nhưng lại là sự thực ở khắp các bản làng Tây Nguyên.
Chúng tôi đã tận mắt chứng kiến và nghe chuyện của người nông dân, họ đã dùng công nghệ sinh học phân hữu cơ sinh học A-H; N-H, K-H của Công ty cổ phần Thanh Hà như một thần dược “cải lão hoàn đồng" cho những vườn cà phê, hạt tiêu già cỗi. Được nghe họ kể về nông dân, tỷ phú, doanh nhân Nguyễn Anh Kết với chính sách ba cùng với người nông dân: Cùng ăn, cùng ở, cùng người nông dân cải lão hoàn đồng, chăm sóc các giống cây. Không chỉ cây lúa, cà phê, hạt tiêu, mà cả cam Tuyên Quang, các loại cây ăn quả ở nông trường Kim Bôi (Hòa Bình)... Niềm say mê nghiên cứu, sự đồng cảm với người nông dân luôn níu kéo ông ở lại ba cùng với bà con nông dân cũng như các cán bộ kỹ thuật của các nông trường.
Được biết, ngành Nông nghiệp có khoảng 1/3 diện tích cà phê già cỗi phải chặt bỏ và trông mới trong vòng 10 năm tới. Điều này vô cùng lãng phí và thiệt hại lớn cho nông dân. Chính trong bối cảnh nhiều người đã chọn được các loại phân bón có hiệu quả cao để "tái canh " và một trong những sản phẩm giúp người nông dân hồi sinh cho cây chính là sản phẩm của Công ty Thanh Hà. Khác với những vị doanh nhân khác, ông Kết đi lại như con thoi ở Tây Nguyên, Hòa Bình, Tuyên Quang... nhiều hơn ở Hà Nội.
1
Sản phẩm của Công ty Thanh Hà được giới thiệu trên thị trường
Chị Nguyễn Thị Lương, chủ vườn cà phê xã Quảng Tiến, huyện Cưmgar cho chúng tôi biết, gia đình chị đã làm cà phê được 7 năm. Khi anh chị mua lại vườn cà phê để canh tác, thì cây cà phê cũng đã già, gần 20 năm tuổi. Năm 2010, do được giới thiệu và sử dụng chế phẩm sinh học N-H, A-H của Công ty Thanh Hà, vườn cà phê của nhà chị như “trẻ” lại. Cây lá xanh tươi hơn, không còn bị khô dù thời tiết hanh khô. đặc biệt là hoa nở ngay trên thân cây mà đã bị coi là già. Đây là một điều hiếm thấy ở ngay cả với cây khi còn “trẻ và khoẻ”.
Chi Lương
 Chị Nguyễn Thị Lương, chủ vườn cà phê xã Quảng Tiến, huyện Cưmgar rất vui mừng vì sự hồi sinh của cây cà phê
Đặc biệt tính năng của sản phẩm là chuyển hoá hoá và cân bằng dưỡng chất, nên chế phẩm còn có tác dụng làm đất tơi xốp, bộ rễ cây phát triển, gốc rễ cây bám chặt hơn. Cà phê ra hạt đều, chín đồng loạt, nên thuận lợi cho bà con khi thu hoạch, không bị lắt nhắt, đúng mùa vụ, đảm bảo chất lượng hạt cà phê to, chắc và đều. Có lẽ, điều mà các hộ nông dân quan tâm nhiều nhất đó là chi phí gieo trồng sản phẩm. Chị Lương cho biết, từ khi dùng sản phẩm của Thanh Hà, chi phí cho vườn cà phê nhà chị giảm rõ rệt. Bình thường, những năm trước, chị phải chi từ 30 đến 40 triệu đồng, nhưng khi dùng sản phẩm của Thanh Hà, gia đình chị tiết kiệm được gần 70% chi  phí. 
Hộ gia đình anh Phạm Văn Hùng, ở khối 9, thị trấn Phước An, huyện Krông păk, Đăk lăk, có vườn cà phê đã 27 năm tuổi. Loay hoay, chật vật với vườn cà già mãi mà không hiệu quả, anh định bỏ đi. Cũng tình cờ với nhà anh, khi mà anh anh được biết đến chế phẩm sinh học của Thanh Hà qua đại lý giới thiệu khi anh mua phân hữu cơ về để cứu 5 sào lúa bị hỏng, gần như “ vô phương cứu chữa”. Không ngờ, thấy sử dụng sản phẩm tốt quá, anh thí điểm luôn cho cây cà phê thì thấy hiệu quả rõ rệt. Gìơ đây, 1800 gốc cà phê, tương đương với 1,6 ha của gia đình anh đang sai hoa trĩu trịt . Với năng suất từ 2,7 tấn/ha, đến nay lên 4,5 tấn/ha.
1
Anh Hùng vui mừng vì vườn cà phê đã 27 năm tuổi,
tưởng như “ vô phương cứu chữa đã đâm trồi nẩy hoa trở lại
Ông Nguyễn Văn Sinh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đắc Lắc cho biết, Đắc Lắc là vùng có diện tích càphê lớn nhất Việt Nam, khoảng 190.760 ha. Tuy nhiên, càphê Đắc Lắc đang phải đối mặt với việc giảm sản lượng do diện tích vườn càphê già cỗ ngày càng tăng nhanh. Vậy nên nhiệm vụ đặt ra cho vườn càphê cần tái canh ngay trong năm 2012 là gần 5 nghìn ha, và đến năm 2015 là 10 nghìn ha. Từ thực tế  trong việc sử dụng chế phẩm sinh học N-H; A-H của Cty CP Thanh Hà, người nông dân đã trẻ hóa được vườn cà phê, lấy lại năng suất và rút ngắn thời gian tái canh, tháo gỡ được khó khăn lớn về sản lượng, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội từ thế mạnh cây cà phê.
Trả lời câu hỏi, chế phẩm K, A, N-H của Thanh Hà là loại “thần dược” gì mà cứu sống được “ số phận” nhiều loại cây thế? Doanh nhân Nguyễn Anh Kết khiêm tốn cho biết: “ K-H hoạt động trên một nguyên lý chung là tăng cường sức đề kháng cho cây trồng, phục hồi và giúp cây dễ dàng hấp thu vitamin và khoáng chất từ đất. Khi cây khoẻ mạnh, sức mạnh nội sinh của cây, sẽ khiến cây phục hồi nhanh chóng và các bệnh trên cây bị triệt tiêu.
1
Nhiều nông trường cà phê ở Đắc Lắc đã được hồi sinh
nhờ sử dụng sản phẩm Thanh Hà
Không phải chỉ riêng chúng tôi sản xuất chế phẩm sinh học như K-H , mà nhiều công ty khác cũng có sản phẩm tương tự và mỗi công ty có công nghệ riêng. Chúng tôi tự tin để thành công là vì tập thể chúng tôi đã dày công nghiên cứu để tìm ra căn nguyên và trị tận gốc bệnh của cây - Ông Kết nhấn mạnh
Được biết, từ tháng 8- 2011, Viện Nghiên cứu sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao thuộc Cty CP Thanh Hà (Hà Nội) đã trúng tuyển đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu quy trình sản xuất và ứng dụng chế phẩm sinh học kéo dài thời kỳ kinh doanh và tái canh cây cà phê tại Tây Nguyên. Mặc dù kinh phí đề tài đến nay chưa được giải ngân, nhưng những kết quả ban đầu trong việc ứng dụng chế phẩm sinh học N-H; A-H của Cty Thanh Hà đã gây ngạc nhiên cho chính người trồng cà phê.

Một trong những khó khăn trong việc trồng mới - tái canh cây cà phê theo ông Nguyễn Văn Sinh là: Hầu hết diện tích càphê già cỗi khi phá đi trồng lại ngay đều thất bại, cây càphê non đều sinh bệnh chết. Theo quy trình tái canh cây càphê tạm thời do Bộ NN&PTNT ban hành, ít nhất phải mất 3 năm luân canh cây khác, sau đó mới tái canh cây càphê. Như vậy phải 6 năm sau mới thu hoạch càphê trở lại được. Một cái khó nữa của tái canh cây cà phê là 85% diện tích càphê nằm trong dân, nếu muốn tái canh theo kế hoạch thì chỉ thực hiện được đối với các doanh nghiệp lớn. Còn đối với dân thì rất khó, không thể bảo năm nay chặt càphê già đi là họ chặt.


Thực tế cho thấy, người dân do nhu cầu mưu sinh, họ còn thu hoạch được là cứ cố khai thác. Mặt khác, rất nhiều hộ trồng cà phê khi tái canh đã nóng vội không luân canh cây trồng khác theo quy định dẫn đến cây cà phê sau khi trồng lại thường chết vàng sau 2 năm. Tuy nhiên, khi sử dụng chế phẩm sinh học N-H; A-H của Công ty CP Thanh Hà, nhiều hộ trồng cà phê đã trẻ hóa được vườn, lấy lại năng suất và rút ngắn thời gian tái canh cây cà phê.
Chuyện về những người nông dân trở thành tỷ phú ở Tấy Nguyên ngày càng nhiều. Nhờ chọn đúng loại cây trồng, sử dụng loại phân bón, những trang trại hồ tiêu, cà phê, cây ăn quả đã và đang cho những mùa vàng thu hoạch. Sản phẩm phân bón Thanh Hà đã khẳng định được thương hiệu của mình không chỉ ở phía Bắc như Hà Giang, Tuyên Quang, Hòa Bình, Thái Bình mà đã vào tận Long An, Tây nguyên...
Ở ngay Thủ đô Hà Nội, rất nhiều gia đình đã biết đến phân bón của Công ty Thanh Hà qua việc chăm bón cây cảnh hay những vườn rau sạch trên sân thượng của các gia đình. Bởi đây là một loại nước tưới cây đậm đặc không độc hại, không gây ô nhiễm môi trường, không chỉ tốt lá nhiều hoa, trĩu quả mà còn làm xốp đất bạc màu lâu ngày.
Thu Hương(Báo giao thông)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết! Nếu có thắc mắc, nhận xét, phản hồi các bạn vui lòng nhận xét

:) :( :)) :(( =))