29 thg 9, 2012

BỆNH HEN GÀ (CRD)


Gà ngạt thở từng cơn, tím tái, há mồm thở kèm theo tiếng rít mạnh. Gà rướn cao cổ, cuối cơn rít có tiếng.

Căn bệnh
Bệnh hen gà (Chronic Respiratory Disease) viết tắt là CRD, do Mycoplasma Gallicepticum (MG) gây nên.

Nguyên nhân:
-   Gà bố mẹ mắc bệnh truyền sang gà con qua phôi
-    Lây lan qua tiếp xúc, mật độ vi khuẩn Mycoplasma có trong chuồng nuôi cao.
-    Mật độ các loại vi khuẩn kế phát cao trong khi sức đề kháng của cơ thể giảm.
-    Tiểu khí hậu chuồng nuôi kém thông thoáng,
Bệnh thường gặp ở gà con, nặng nhất trong giai đoạn từ 3 tuần – 3 tháng tuổi.
Gà ≥ 3 tháng tuổi thường mắc ở thể mang trùng.

Triệu chứng
-   Bệnh thường ở thể mãn tính với các triệu chứng viêm túi khí, viêm niêm mạc xoang mũi, mắt, viêm phế quản.
-    Gà ngạt thở từng cơn, trong cơn ngạt, gà tím tái, gà há mồm thở kèm theo tiếng rít mạnh, gà rướn cổ cao hít khí, cuối cơn rít có tiếng đờm và bọt khí trong cổ họng.
-   Các biểu hiện ho hen trở nên nặng về đêm, đặc biệt khi ghép với bệnh viêm phế quản truyền nhiễm, E.Coli hoặc các bệnh khác sẽ gây tỷ lệ tử vong cao.
-   Gà chậm lớn, kém ăn, hay vẩy mỏ…
-   Trên gà đẻ trứng ngoài các triệu chứng trên còn thấy: giảm tỷ lệ đẻ, trứng biến màu, trong trường hợp bệnh ghép với E.coli sẽ thấy trứng méo mó, vỏ trứng có vết máu.
Bệnh tích
-    Các biến đổi đều tập trung ở đường hô hấp.
-     Niêm mạc vùng thanh khí quản phù nề kèm theo xuất huyết, bị phủ một lớp dịch
nhầy, đôi khi bịt kín cả phế quản.
-         Túi khí viêm tích dịch (dày và đục). Bề mặt túi khí đôi khi bị phủ một lớp màng, hay có các chất như bã đậu đóng thành cục. Nừu bệnh ghép với E.coli sẽ thấy màng bao quanh tim và màng bụng viêm, sưng.
-         Mắt gà sưng, có một số gà bị mù bởi tuyến lệ bị viêm, loét.
-         Trong một vài trường hợp gà bị viêm khớp, mổ khớp gà ta thấy khớp gà bị sưng chứa nhiều dịch vàng loãng.

Phòng bệnh

Bước 1:Vệ sinh:
-          Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, đảm bảo độ thoáng chuồng nuôi.
-         Rắc GLOBADRY lên nền trấu, lượng 100gr/1m2 chuồng nuôi.
-         Định kỳ phun sát trùng bằng ANTISEP liều 3ml/1lít nước, 2 lít nước pha phun cho 100m2 chuồng nuôi.

Bước 2: Dùng thuốc phòng bệnh theo một trong các cách sau:
Cách1
GENTADOX hoặc DOXYCIP20% liều 100gr/2tấn TT/ngày, dùng theo lịch phòng bệnh.
Cách 2
ENROFLOXACIN 10% liều 100 ml/2 tấn TT/ ngày, dùng theo lịch phòng bệnh.

Bước 3: Bổ trợ, tăng cường sức đề kháng:
      Bổ sung men, vitamin và điện giải
-         BCOMLEX-C liều 2-3gr/1lít nước uống
-         Dùng NUTRILACZYM pha nước uống liều 1gr/1lít nước, cho uống 3h/ngày

Điều trị:
Bước 1:Vệ sinh,
-         Tạo độ thoáng bằng cách kéo bạt ngược, giảm mật độ gà/m2 chuồng
-         Rắc GLOBADRY lên nền trấu 100gr/m2 chuồng nuôi
-         Phun thuốc sát trùng ANTISEP 3ml/1 lít nước

Bước 2: Dùng thuốc điều trị theo một trong các cách sau
Cách 1
MG-200 liều 100gr/1tấn TT/ngày
Cách 2
Trong trường hợp bệnh nặng: DAONE  TILMIRO SOLUTION (100gr)+ DOXYCIP 20%(100gr)/1 tấn gà.
Dùng liên tục trong 3-5 ngày, ngày đầu dùng liều tấn công (gấp 1.5 lần liều điều trị).

Bước 3: Bổ trợ tăng cường sức đề kháng:
DETOXI- liều 2-3gr/1lít nước uống

1 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết! Nếu có thắc mắc, nhận xét, phản hồi các bạn vui lòng nhận xét

:) :( :)) :(( =))