6 thg 12, 2011

Kỹ thuật trồng đậu tương vụ đông

Kỹ thuật trồng đậu tương vụ đông trên đất hai vụ lúa
1. Giống: Giống đậu tương Đông phải có thời gian sinh trưởng ngắn 85-90 ngày, tương đối chịu lạnh. Các giống đậu tương trồng phổ biến trong vụ Đông hiện nay là: AK 03, AK 05, DT 84, DT 90.
- Giống AK 03: Cao cây 50-55cm, phân cành ít, có thể trồng dày, TGST 80-85 ngày, năng suất có thể đạt 60-70 kg/sào, hạt bầu dục màu vàng, P1000 hạt 125-240 gram, chống bệnh rỉ sắt, chịu hạn kém, chịu rét khá.
- Giống DT 84: Cao 45-50cm, số cành vừa phải, TGST 88-90 ngày, năng suất có thể đạt từ 65-100 kg/sào, hạt màu vàng, hạt to bóng, rốn trắng, P1000 hạt 160 gram, chống các bệnh khá, tiềm năng năng suất cao, ­ưa thâm canh.
2. Thời vụ: Gieo từ 10/9-5/10, giống AK03 có thể gieo muộn hơn các giống khác 5 ngày.
3. Chọn đất: Thích hợp với đất cát pha, thịt nhẹ, dễ thoát nước, gần nguồn nước t­ới, không chua.
4. Làm đất:
- Đối với chân đất cao, thu hoạch lúa sớm, gặt lúa xong bón lót 1 sào Bắc bộ: 200 kg phân chuồng, 10kg supe lân; 2,5kg Urê, 2 kg phân kali. Cày 8-10 xá thành 1 luống, dùng cuốc đ­a đất ở xá cày ngoài vào mặt luống, băm nhỏ san phẳng. Dùng thanh tre ấn mạnh ngang mặt luống tạo thành rạch, khoảng cách giữa 2 rạch là 25-30cm.
- Đối với chân đất thu hoạch lúa muộn có thể không cần cày đất và bón lót ngay sau khi cắt lúa, mặt đất còn ­ớt (trước khi cắt lúa cần rút hết nước ruộng), dùng thanh tre rạch 1 đường đủ sâu để tra hạt đậu; hai đường rạch cách nhau 25-30cm; chú ý rạch vào giữa hai hàng gốc rạ.
5. Gieo hạt: Gieo 2 hạt/hốc, các hốc cách nhau 10cm. Dùng đất bột để lấp nhẹ lên hạt, nếu đất không bón lót thì trộn đất bột với supe lân đã nghiền nhỏ theo tỷ lệ 10:1 để lấp hạt. Mỗi sào Bắc Bộ gieo từ 2-2,2kg hạt (giống có kích thước hạt nhỏ lượng giống dùng cần ít hơn), đảm bảo có 40-50 cây/m2. Mép luống đậu có thể gieo ngô để tận dụng đất.
6. Chăm sóc: Luôn giữ mặt luống đủ ẩm, sạch cỏ, nếu khô hạn thì cứ 25-30 ngày cho nước vào rãnh 1 lần. Khi cây có hai lá thật phải phun thuốc Monitor hoặc Đipterex pha nồng độ 1/1000 để trừ sâu đục thân. Phun 2 lần cách nhau 5-7 ngày. Đồng thời lúc này cần bón thúc đạm Urê, nếu trước khi gieo không bón lót, pha 50gram đạm Urê trong một bình 10 lít, phun hai bình/sào. Tổng lượng phân bón cho 1 sào cần supe lân 10-15 kg, đạm Urê 3-4kg, Kali 3-4 kg. Bón thúc chia 2 lần, lần 1 khi có 3-4 lá thật, lần 2 khi đậu có 5-6 lá thật kết hợp với xới xáo và vun gốc.
Khi có sâu cuốn lá, sâu khoang, sâu đục quả thì phun 1 đến 2 lần thuốc Padan pha nồng độ 1/1000.
Khi có sâu cuốn lá, sâu khoang, sâu đục quả thì phun 1 đến 2 lần thuốc Padan pha nồng độ 1/1000.
Khi cây chớm ra hoa có thể phun thuốc kích thích cho đậu nhiều quả.
7. Thu hoạch:
Quả chín có màu nâu sẫm và có 90% số cây chín, lá rụng thì cắt cây sát gốc về dựng đứng ủ thêm 2-3 ngày, sau đó phơi khô dập lấy hạt (phơi khô khi cắn không dính răng là được). Bảo quản kín trong chum vại, thùng phuy có phủ lá chuối khô).
Nguồn: Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Nam Định

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết! Nếu có thắc mắc, nhận xét, phản hồi các bạn vui lòng nhận xét

:) :( :)) :(( =))