
Thực tế, hai HTX này khi được cấp chứng nhận đã có hai thị trường là Mỹ và Hà Lan để xuất khẩu. Tuy nhiên, 1-2 năm gần đây xuất khẩu sang các thị trường này giảm mạnh trong khi chưa hình thành thị trường trong nước tiêu thụ những sản phẩm nông sản chất lượng. Hơn nữa, nếu như tiếp tục duy trì chứng nhận GlobalGap, thì nông dân phải chi khoản tiền không nhỏ, từ 3.000 đến 4.000 đô la Mỹ một mô hình. Điều này đã ảnh hưởng tới thu nhập của nông dân.
Thực tế cho thấy, việc triển khai GAP cho kết quả tốt và hiện có trên 70.000 héc ta đã được cấp chứng nhận GAP. Điển hình như Bình Thuận, hiện đã có 5.000 héc ta trồng thanh long được chứng nhận và đang tiếp tục chứng nhận thêm 15.000 héc ta thanh long trong năm nay, trong đó 500 héc ta đã có một doanh nghiệp tại Mỹ đặt mua.
Hiện cũng đã có gần 60.000 héc ta cao su, cà phê, ca cao được cấp chứng nhận GAP, hay Công ty chè Phú Bền, Phú Thọ cũng đã có trên 1.600 héc ta chè được cấp chứng nhận quốc tế Rainforest.
Tuy nhiên, có thể thấy, bên cạnh những mô hình chưa thành công thì có rất nhiều mô hình thành công.
Một là cấp độ tối thiểu, tức chúng ta áp dụng theo hướng thực hành nông nghiệp tốt được cụ thể hóa trong các chuẩn mực kỹ thuật về điều kiện sản xuất, điều kiện an toàn thực phẩm. Cấp độ này nhắm tới thị trường trong nước.
Cấp độ thứ hai là các GAP quốc tế khác, tức là làm khi có hợp đồng và hợp đồng yêu cầu chứng nhận nào thì chúng ta làm chứng nhận đó. Như vậy, việc chứng nhận GAP gì, lúc nào, chứng nhận bao nhiêu là do thị trường quyết định và dựa vào thị trường. Còn thị trường trong nước tối thiểu phải áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết.
Trên tinh thần như vậy, Cục Trồng trọt sẽ phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật và các doanh nghiệp có liên quan, cụ thể hóa các tiêu chuẩn kỹ thuật về điều kiện sản xuất đối với những mặt hàng nông sản chủ yếu, trước mắt là rau quả và chè.
Rõ ràng đã đến thời điểm giải bài toán giữa thị trường và sản xuất. Đương nhiên, sản xuất nông nghiệp của chúng ta còn rất khó vì phải đối mặt với biến đổi khí hậu, thiếu vốn, sản xuất nhỏ, manh mún… nhưng bài toán thị trường vẫn là bài toán quyết định.
Tuy nhiên nhà nước cần có chính sách để khuyến khích mở rộng mô hình này và một trong những yêu cầu cấp thiết là phải sớm ban hành chính sách để khuyến khích các doanh nghiệp và bà con nông dân thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn.
Có những địa phương như Đồng Tháp sử dụng cơ cấu tới 40% khiến lượng gạo IR50404 nhiều nên giá thấp, đồng nghĩa với việc thu nhập của bà con nông dân thấp.
Vụ hè thu tới, Bộ NN&PTNT chủ trương đổi mới giống lúa để làm sao tăng tỷ lệ giống chất lượng cao. Ví dụ với giống IR50404 giảm dưới 15%, những giống tốt như OM4900, 4128… được mở rộng tùy theo từng vùng có điều kiện sinh thái khác nhau.
Việc mở rộng cơ cấu chất lượng cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường gạo chất lượng cao của chúng ta có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết! Nếu có thắc mắc, nhận xét, phản hồi các bạn vui lòng nhận xét